Hợp tác quản trị nhân tài Kỷ Lục

VCTV dùng khách hàng góp vốn vào K+

Đăng lúc: Thứ hai - 15/11/2010 00:59 - Người đăng bài viết: admin
VCTV dùng khách hàng góp vốn vào K+

VCTV dùng khách hàng góp vốn vào K+

TT - VCTV (Truyền hình cáp VN thuộc Đài truyền hình VN) dùng khách hàng thuê bao để góp vốn vào K+ thông qua việc chuyển nhượng các hợp đồng thuê bao thanh toán tiền đúng hạn. Đến nay, khách hàng của VCTV mới biết đến việc chuyển nhượng này.

Ngày 25-10, Tuổi Trẻ đã tiếp cận được hợp đồng liên doanh của VCTV (Truyền hình cáp VN thuộc Đài truyền hình VN) và Công ty CO (viết tắt của Công ty Canal+ International Development) của Pháp để cho ra đời VSTV hay còn gọi là K+.

Bản hợp đồng do ông Nguyễn Quốc Việt (giám đốc VCTV) và ông Jean-Noel Tronc (tổng giám đốc CO) cùng ký kết. Thời hạn hoạt động của VSTV là 25 năm và có thể bổ sung theo pháp luật VN. Vốn điều lệ của công ty là 20 triệu USD (trong đó của VCTV là trên 10 triệu USD).

Chuyển nhượng thuê bao

Bản hợp đồng liên doanh giữa VCTV và CO để cho ra đời VSTV cho thấy VCTV là đơn vị nắm 51% cổ phần và lợi nhuận sẽ được chia đều cho hai bên theo tỉ lệ góp vốn. Nhưng thực chất 51% vốn mà VCTV góp vào với CO theo hợp đồng có một phần bằng việc chuyển nhượng các hợp đồng thuê bao tích cực hiện có của VCTV.

Các thuê bao tích cực được hiểu là các thuê bao hiện tại của VCTV kể từ tháng 5-2009 (từ khi VSTV có giấy phép hoạt động). Các thuê bao này được nhấn mạnh là các thuê bao trả tiền đầy đủ, đúng hạn và không phải là dạng “nợ xấu”.

Thông tin này thật sự gây sốc đối với các thuê bao của VCTV vì họ giống như đang bị VCTV “bán đứng” cho VSTV mà không hề hay biết.

Đại diện một văn phòng luật sư tại Hà Nội sau khi tham khảo và phân tích rất kỹ bản hợp đồng liên doanh này đã cho biết: các hợp đồng thuê bao là đối tượng góp vốn trong hợp đồng liên doanh giữa VCTV và CO là các thuê bao sử dụng gói dịch vụ truyền hình DTH có thu phí của VCTV.

Khách hàng không hề hay biết

Ông Cao Văn Liết (tổng giám đốc VSTV):

Chỉ là thay... tên gọi

Trước khi ra đời liên doanh giữa VCTV và CO (Pháp), VCTV đã có bộ phận truyền hình vệ tinh DTH (viết tắt của Direct to home - phương thức truyền dẫn qua vệ tinh sử dụng băng tần KU). DTH gồm một gói dịch vụ hơn 20 kênh, thuê bao 780.000 đồng/năm.

Khi VCTV tiến hành liên doanh với CO và chuyển các thuê bao của gói DTH sang cho VSTV (K+) thì không có vấn đề gì. Thay vì trước đây khách hàng là thuê bao của VCTV, bây giờ là thuê bao của VSTV. Cái đó chỉ thay về mặt tên gọi.

Về dịch vụ, khách hàng không phải đầu tư thêm một đầu thu mới hay bất cứ thiết bị nào cả. Và K+ bây giờ không chỉ có hơn 20 kênh như trước mà lên tới hơn 70 kênh.

Các kênh trước đây của gói DTH vẫn được giữ nguyên, không phải vì chuyển sang K+ mà chúng tôi cắt hết các chương trình đó. Riêng việc phát sóng các trận bóng đá Giải ngoại hạng Anh vào chủ nhật lại là một chuyện khác.

HÀ HƯƠNG

Trong Bộ luật dân sự có quy định về nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ pháp luật dân sự, theo đó VCTV và chủ thuê bao bình đẳng với nhau. Do vậy, khi VCTV đơn phương chuyển các thuê bao của mình để góp vốn liên doanh với CO là vi phạm pháp luật dân sự nói chung và pháp luật thương mại nói riêng.

Với việc ký hợp đồng liên doanh này, VCTV không còn cung ứng dịch vụ truyền hình vệ tinh DTH nữa mà người cung ứng dịch vụ DTH cho các thuê bao của VCTV giờ chính là VSTV. Song muốn có sự chuyển giao này, VSTV bắt buộc phải thông báo và được sự đồng ý của các thuê bao VCTV. Tuy nhiên, các thuê bao của VCTV đã bị tước quyền lợi này suốt thời gian qua.

Theo điều 152 Bộ luật dân sự, nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ là: “Thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn và các thỏa thuận khác; không được giao cho người khác thực hiện công việc này nếu không có sự đồng ý của bên thuê dịch vụ; bồi thường cho bên thuê dịch vụ nếu làm mất mát, hư hỏng tài liệu hoặc tiết lộ bí mật thông tin...”.

Trong trường hợp này, chưa được sự đồng ý của người sử dụng dịch vụ, VCTV đã tự ý thay đổi, để doanh nghiệp khác cung ứng dịch vụ mà đáng ra VCTV phải thực hiện. Điều này cho thấy VCTV đã vi phạm pháp luật dân sự.

Trao quyền định đoạt cho cổ đông nhỏ

Hơn nữa, theo hợp đồng chi tiết giữa VCTV với CO, toàn bộ quyền quản lý tài chính và quyền điều hành của VSTV sẽ do CO thực hiện. Trong khi đó, VCTV là cổ đông nắm giữ 51% cổ phần trong liên doanh VSTV. Do vậy, vấn đề được đặt ra ở đây là trách nhiệm của VCTV như thế nào trong việc là cổ đông lớn nhất nhưng lại chịu mọi bất lợi về mình khi ký hợp đồng?

Nếu tình huống xấu xảy ra, đối tác cố tình điều hành gây lỗ để thôn tính VSTV, gây thiệt hại cho VCTV và cũng là tài sản của Nhà nước thì ai sẽ chịu trách nhiệm?

Chưa hết, việc ký hợp đồng độc quyền Giải bóng đá ngoại hạng Anh của VSTV với MP&Silva trên tất cả các hạ tầng phát sóng trong khi VSTV chỉ có hạ tầng phát trên DTH đã đẩy giá bản quyền lên cao, gây thất thoát tài sản. Đây là một bằng chứng chứng minh việc buông lỏng quản lý của VCTV, cần phải làm rõ trách nhiệm - luật sư này phân tích.

Mặt khác, trong quá trình độc quyền Giải bóng đá ngoại hạng Anh, VSTV còn liên tiếp có những vi phạm pháp luật cạnh tranh như: lợi dụng độc quyền để áp đặt giá cung cấp dịch vụ trả tiền lên mức bất hợp lý gồm phí thuê bao lên tới 250.000 đồng/tháng và 1,5 triệu đồng tiền mua đầu thu. VSTV còn lợi dụng việc độc quyền để ngăn cản sự tham gia thị trường của các đài truyền hình khác.

Tất cả những điều này cho thấy VSTV đã cạnh tranh không lành mạnh, gây thiệt hại đối với quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng, các đài truyền hình và lợi ích của Nhà nước.

KHƯƠNG XUÂN

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Tin tiêu điểm

Thành phố Cao Lãnh: phát triển kinh tế dựa vào sản phẩm chủ lực

Thông tin này vừa được lãnh đạo Uỷ ban nhân dân thành phố Cao Lãnh công bố tại buổi giao lưu với phóng viên các cơ quan báo chí trong tỉnh vào tối 23/7, tại Khách sạn Hòa...

Bộ đếm

  • Phút online: 1.536
  • Tổng lượt truy cập: 24.732.808

Quảng cáo

Liên kết website