Hợp tác quản trị nhân tài Kỷ Lục

Thê thảm cơ sở vật chất trường ĐH, CĐ

Đăng lúc: Thứ hai - 15/11/2010 01:05 - Người đăng bài viết: admin
Thê thảm cơ sở vật chất trường ĐH, CĐ

Thê thảm cơ sở vật chất trường ĐH, CĐ

Nhiều mục tiêu rất lớn đặt ra cho các trường ĐH, CĐ công lập, nhưng điều tối thiểu là cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu học tập và sinh hoạt cho sinh viên (SV) lại hết sức ít ỏi.

Lần đầu tiên một cuộc khảo sát thực trạng cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo tại các trường ĐH, CĐ công lập được Bộ GD-ĐT tiến hành trên toàn quốc. Trong tổng số 332 trường ĐH, CĐ công lập, Bộ chỉ nhận được báo cáo từ 196 trường. Kết quả được công bố hôm qua tại Hà Nội với hàng loạt những con số được Bộ đánh giá là báo động.

Dưới chuẩn ban hành cách đây 25 năm

Chỉ 19,5% SV được ở ký túc xá

Theo báo cáo của 196 trường vào thời điểm tháng 12.2009, trong tổng số 855.337 SV chính quy, chỉ có 157.429 SV đang ở trong ký túc xá, chiếm tỷ lệ 19,5%. Trong khi đó, đề án giải quyết chỗ ở cho SV các trường ĐH, CĐ năm 2010 được Thủ tướng phê duyệt từ năm 2005, thì đến năm học này diện tích KTX phải đảm bảo được cho 60% số SV.

Theo kết quả khảo sát, bình quân diện tích (DT) đất cho SV trong các trường ĐH, CĐ công rất thấp, khoảng 35,7 m2/SV. Trong khi tiêu chuẩn thiết kế trường học hiện hành có từ năm 1985 thì DT này phải từ 55-85 m2/SV.

Thành phố càng lớn thì tỷ lệ đất dành cho SV càng thấp. Hà Nội chỉ có bình quân DT đất/SV là 13m2, khoảng 40% số trường có DT đất/SV dưới 5m2 như: ĐH Xây dựng, ĐH Luật, ĐH Lao động xã hội (dưới 1m2/SV)... Tại TP.HCM, DT bình quân/SV chỉ đạt 10m2, trong đó có 30% số trường đạt dưới 5m2/SV, gồm: ĐH Kinh tế (0,54m2/SV), ĐH Giao thông vận tải (3,25m2/SV)...

Đó là chưa kể khu học tập dành cho SV xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều trường phải đi thuê mượn cơ sở bên ngoài, có gần 6% trường phải đi thuê giảng đường để giảng dạy. Dù là trường công lập nhưng khu hiệu bộ và hành chính của một số trường vẫn phải đi thuê, DT trung bình của khu này dành cho SV cũng thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn (tiêu chuẩn là 1,5 m2/SV nhưng các trường mới chỉ đạt 0,5 m2/SV).

Tình trạng thiếu đất dẫn đến việc quy hoạch các khu chức năng cần có (khu thể thao, nội trú) của trường ĐH, CĐ bị phá vỡ. Chỉ có 36% các trường ĐH-CĐ có nhà thể thao.

21 SV mới có 1 chỗ trong thư viện

“Bộ GD-ĐT cần phân cấp mạnh hơn cho các trường trong việc tổ chức mua sắm, đấu thầu và triển khai các dự án đầu tư về cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo nhằm tăng cường tính chủ động và tính tự chịu trách nhiệm của các trường” - ông Nguyễn Trọng Giảng - Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội

“Các cơ quan quản lý nhà nước chỉ có thể quyết định cho mở ngành khi bên cạnh các yếu tố về năng lực giảng viên, chương trình, cơ sở vật chất phải hợp chuẩn quy định” - kiến trúc sư Trần Thanh Bình - Viện trưởng Viện Nghiên cứu thiết kế trường học Trong tổng số 196 trường ĐH, CĐ, chỉ có 172 trường có thư viện truyền thống, chiếm 87%. Như vậy, có tới khoảng 13% số trường không có thư viện. Với con số này, Bộ GD-ĐT đánh giá: “Có thể nói, đây là tình trạng báo động đối với giáo dục ĐH, trong khi các trường ĐH trên thế giới luôn coi thư viện là linh hồn, là trái tim của một trường ĐH”. Không chỉ vậy, mức độ đáp ứng nhu cầu đọc của SV còn rất thấp. Tính trung bình 21,2 SV mới có 1 chỗ ngồi! Đó là chưa kể DT sử dụng trung bình của thư viện cho 1 SV rất thấp (0,18m2), so với tiêu chuẩn thiết kế hiện hành là 0,5m2. Cũng theo báo cáo của Bộ thì trong tổng số 196 trường ĐH, CĐ chỉ có 39,3 % số trường có thư viện điện tử.

Báo cáo của Bộ GD-ĐT cũng cho thấy số lượng phòng thí nghiệm thiếu rất nhiều so với yêu cầu, DT sử dụng trung bình của phòng thí nghiệm cho 1 SV là rất thấp, khoảng 0,53m2 so với tiêu chuẩn hiện hành là 1,4m2. Không chỉ vậy, theo khảo sát của Bộ, chất lượng phòng thí nghiệm cũng đáng báo động như: chỉ có 15,5% được trường đánh giá đạt về mức độ đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học, các phòng thí nghiệm này tập trung chủ yếu ở một số trường ĐH đầu ngành; 22,5% được đánh giá có chất lượng các thiết bị tốt.

Đặc biệt, chỉ có 1,4% phòng thí nghiệm được đánh giá là tương đương so với chất lượng và công nghệ thiết bị các phòng thí nghiệm của các trường ĐH trên thế giới. Bộ GD-ĐT đã nhận định: để đáp ứng được nhu cầu thực hành, thí nghiệm của SV theo chương trình đào tạo và với các định mức tiêu chuẩn thì các phòng thí nghiệm hiện nay mới chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu.

Vũ Thơ

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Tin tiêu điểm

Khóa chuyên đề "Khởi sự Doanh nghiệp " đợt 1 năm 2013 tại huyện Lộc Hà

Những hình ảnh trong Khóa chuyên đề "Khởi sự Doanh Nghiệp " đợt 1 được tổ chức tại huyện Lộc Hà  vào ngày 16 tháng 8 năm 2013

Bộ đếm

  • Phút online: 1.464
  • Tổng lượt truy cập: 24.732.285

Quảng cáo

Liên kết website