Hợp tác quản trị nhân tài Kỷ Lục

Chè Việt Nam

Đăng lúc: Thứ bảy - 03/08/2013 16:23 - Người đăng bài viết: Quản trị
Chè Việt Nam

Chè Việt Nam

Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH-CN, vừa cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Mộc Châu” đối với sản phẩm chè Shan tuyết, bao gồm cả chèn đen và chè xanh. Chè đen Mộc Châu (Sơn La) có màu đen hơi nâu, có nhiều tuyết trắng hơi ngả vàng, hương thơm mạnh đặc trưng, vị đậm dịu hài hòa, rõ hậu ngọt. Chè xanh có màu xanh hơi xám bạc, vị chát dịu, nước pha có màu xanh sáng.

Bên cạnh đặc thù về điều kiện địa lý, chất lượng đặc thù của chè Shan tuyết Mộc Châu có được còn do kỹ thuật chăm sóc và quy trình chế biến chè của người dân vùng này. Cụ thể, giống chè đem trồng phải là chè Shan tuyết Mộc Châu. Thời vụ giâm cành từ tháng 1 - 2 và từ tháng 7 -  8, trước khi trồng 1 tháng, đất cần được vùi phân xanh.
Theo Cục Sở hữu trí tuệ, trước đây chè Shan tuyết Mộc Châu đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, tuy nhiên khu vực địa lý “Mộc Châu” cho sản phẩm chè Shan tuyết trên thực tế là rộng hơn khu vực địa lý được bảo hộ nên Sở KH-CN Sơn La đã nộp đơn yêu cầu sửa đổi phạm vi bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Mộc Châu” (về sản phẩm chè và khu vực địa lý).
Khu vực địa lý được bảo hộ theo Quyết định 1519 bao gồm các xã: Vân Hồ, Suối Bàng, Quy Hướng, Lóng Sập, Chiềng Sơn, Chiềng Khoa, Mường Sang, Tân Lập, Tô Múa, Chiềng Yên, Đông Sang, Chiềng Khừa, Phiêng Luông, Chiềng Hắc, Lóng Luông, thị trấn Mộc Châu, thị trấn Nông trường Mộc Châu thuộc huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Người đưa thương hiệu chè Tân Cương sang Mỹ

 

Nói đến chè Thái Nguyên là phải nói đến chè Tân Cương. Vùng chè Tân Cương không chỉ bó hẹp trong xã Tân Cương, mà là cả mênh mông nhấp nhô vườn chè của 5 xã chung quanh. Vùng chè Tân Cương nằm ở lưu vực sông Công, dưới chân Tam Đảo, được trời ban cho chất đất và ánh sáng quý giá phù hợp với loại chè ngon ngang ngửa với chè Sri Lanka, Ấn Độ, Trung Quốc.
Chị Đỗ Thị Đắc Lý, Giám đốc doanh nghiệp chè Hoàng Bình (Thái Nguyên) bộc bạch: “Tôi rất thích thương trường, vì thế tôi cứ loay hoay tìm cho ra nghề buôn bán nào thật bền vững”. Dịp may bỗng lóe ra trong một lần, tại lớp học của doanh nghiệp do giáo sư Mỹ hướng dẫn, chị Lý đặc biệt chú ý câu nói của vị giáo sư: “Ở nước Mỹ chúng tôi, các doanh nghiệp nông nghiệp thường trở thành người giàu có và được cả xã hội kính trọng”.
Chè cho cuộc sống
Chị Lý bất giác nghĩ đến một vài sản phẩm đặc trưng của nước ngoài. Người Pháp nào cũng tự hào về rượu vang Bordeaux sản xuất bằng thứ nho tuyệt hảo vùng Avignon độc nhất vô nhị trên thế giới. Người Đan Mạch, người Czech hễ nói đến bia là có quyền ưỡn ngực về các loại bia Heineken và Pilsner thơm phức. Người Bỉ thì không thể chê vào đâu được với các loại phomat đầy sức hấp dẫn. Thế thì người Việt mình cũng phải làm sao cho chè Tân Cương Thái Nguyên đến được nhiều nơi trên trái đất.
Điều chị Lý suy nghĩ nhiều nhất là ở trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có tới 29 nhà máy sản xuất và kinh doanh chè, nhưng toàn là sản xuất chè thô, đóng container bán cho nước khác, rồi họ đóng nhãn mác của họ để xuất khẩu, thu lãi gấp hàng chục lần.
Chị Lý có gan làm, bạo làm, như chị tự nhân xét: “việc gì mà đã suy nghĩ kỹ, tìm hiểu cặn kẽ, tính toán đúng thiệt hơn, là tôi bắt tay làm”. Chị Lý quyết định xin đất xây nhà máy, mời một phó giám đốc nhà máy chè đã về hưu về làm phó giám đốc nhà máy chè Hoàng Bình. Tâm lý chung của các doanh nghiệp chè là tìm mọi cách mua nguyên liệu với giá rẻ, để doanh nghiệp vừa có điều kiện hạ giá thành sản phẩm, vừa có lãi nhiều.
Bà giám đốc Đỗ Thị Đắc Lý lại có cách làm khác hẳn. Trong khi hầu hết các nhà máy, công ty chè chỉ mua chè búp với giá 2.500 đ/kg, thì chị Lý lại công bố mua theo giá 10.000 đ/kg, làm sửng sốt tất cả mọi người. Nhưng, thay vì trả lời, giải thích dài dòng, chị Lý chỉ nói gọn lỏn: “phải có nguyên liệu tốt mới có sản phẩm tốt”.
Đương nhiên là muốn có nguyên liệu tốt bán giá cao gấp 4 lần như thế, người nông dân làm chè phải biết cách trồng, chăm sóc chè một cách khoa học, phải tuân thủ ngặt nghèo các biện pháp kỹ thuật.
Chị Lý lại còn đưa ra cách làm mới: “Tôi thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật về hướng dẫn bà con vùng chè nhất là về cách chăm bón. Quan trọng nhất là làm thế nào để khi kiểm nghiệm kỹ thuật, chè không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Cách làm này đã thay đổi căn bản thói quen canh tác lâu đời của nông dân vùng chè”.
Xóm Hồng Thái (xã Tân Cương) là nơi có nhiều đồi chè ngon nhất tỉnh Thái Nguyên, trở thành nguồn cung cấp chủ lực nguyên liệu cho chị Lý. Được Công ty Hoàng Bình bao tiêu toàn bộ sản phẩm, các hộ đã chăm sóc rất cẩn thận đồi chè.
Làm tăng giá trị cây chè
Thu mua chè búp 160.000 đ/kg để chế biến ra những loại chè hộp cao cấp, có loại trên 1 triệu đồng/kg, đáp ứng nhu cầu sang trọng của xã hội. Chị Lý kể: “Có người không hiểu, thấy loại chè đặc biệt này giá cao, đã nói ngang nói dọc. Nhưng ít nhất cũng phải có 3 kg chè nguyên liệu đó mới làm ra được 1 kg chè cấp cao. Ngoài ra còn qua bao nhiêu công đoạn chế biến, bao bì cũng đặc biệt, thuế má, vận chuyển, tiếp thị. Đâu phải đơn giản mua 1 kg giá 160.000đ để bán ra 1 triệu đồng như người ta nghĩ”.
Chị Lý chỉ băn khoăn về khâu quảng cáo. Có nhiều loại chè như Lipton, Dilmah, chất lượng không phải là ưu việt, nhưng do quảng cáo tốt, nên chiếm được thị trường đáng kể. Sản phẩm của người Việt Nam có nhiều loại không thua kém, nhưng do không đủ tài chính cho quảng cáo, nên đành “áo gấm đi đêm”. Chỉ một số ít doanh nghiệp như Trung Nguyên mới đủ sức quảng cáo ngang tầm Lipton, Dilmah. Chè cao cấp Tân Cương - Hoàng Bình tuy đã cố gắng quảng bá thương hiệu, vẫn không được liên tục, chưa tạo ấn tuợng sâu đậm.
Doanh nghiệp chè của chị Lý đã làm ra hơn 30 loại sản phẩm, tất cả đều có mã vạch, quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001-9002. Có đủ loại chè. Chè cúng đủ màu vàng, xanh, đỏ phục vụ các bà, các cô đi đền, chùa, đủ loại giá. Chè bình dân vẫn có bao bì đẹp, đậm nước, bán chạy ở chợ quê, chợ xóm lao động. Chè đựng trong túi thổ cẩm và hộp gỗ sơn mài trang trọng là thứ chè đặc biệt cao cấp, giá từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng/kg. Lại có thứ chè túi lọc hương nhài, hương sen, hương cốm tự nhiên, tuyệt đối không dùng hương liệu tinh dầu, chỉ có duy nhất ở đây.
Loại chè này nước xanh, hương thơm, uống sau nhiều giờ vẫn đọng lại ở cổ vị ngọt và thơm quyến rũ. Nghiên cứu, thói quen và sở thích của người châu Âu, chị Lý đã sản xuất hàng loạt chè xanh hương nhài, ướp bằng hoa nhài thật, được châu Âu rất thích. Loại chè này đáp ứng yêu cầu nhiều mặt của người châu Âu, vừa giúp họ giảm béo, uống sau bữa tiệc trở nên nhẹ nhõm, uống đang lúc đói vẫn không cồn cào ruột, vừa bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, lại không đóng cặn, không có bã, rất thích hợp với xã hội công nghiệp.
Chính loại chè này đã có tiếng vang xa, nên mới đây, ngày 28/5/2004, lô hàng đầu tiên đã xuất khẩu sang California (Mỹ), theo đơn đặt hàng của Cty Asun Trading Corp. Ngoài ra, ngay sau khi đi vào sản xuất, nhà máy đã xuất khẩu 2.000 tấn chè cao cấp (tương đương 10.000 tấn búp tươi).
Có thị trường ổn định, chị Lý vừa xây dựng tiếp một nhà máy nữa. Khác với những nhà máy chè thường thấy, nhà máy chè của chị Lý nằm liền kề một vườn hoa cây cảnh rất đẹp.
Phía ngoài là dãy nhà hai tầng, tầng trên là văn phòng, phòng kỹ thuật, phòng giao dịch, hội trường, nhà nghỉ; tầng dưới, một bên là phòng rộng tiếp khách dùng trà thoải mái không mất tiền, một bên là gian trưng bày và bán sản phẩm. Phía sau vườn hoa là xưởng sản xuất thoáng đãng, rất sạch sẽ, khá yên tĩnh ngay cả khi máy đang vận hành. Công nhân làm việc đều mặc đồng phục, giữ gìn vệ sinh theo yêu cầu bắt buộc.
Bà giám đốc chủ trương tạo môi trường sinh thái đẹp và sạch để công nhân thoải mái làm việc, nhất là đảm bảo vệ sinh và chất lượng chè. Bình thường có trên 100 công nhân, lúc thời vụ phải trên 200 người, vì nhặt chè đòi hỏi phải bằng tay, bằng mắt, không máy móc nào thay thế được. Lương bình quân công nhân trên 500.000 đồng/tháng, là đạt yêu cầu đối với những người lao động ở nông thôn.
Chị Đỗ Thị Đắc Lý đang tìm cách để có được vùng chè của riêng mình. Chị rất có lý khi làm công việc này: “Nhà máy làm chè cao cấp ngày càng nhiều, nên rất cần có giống mới trên đất liền kề, rộng khoảng 10-20 ha. Chúng tôi đang xúc tiến bàn bạc với xã Tân Cương và thành phố Thái Nguyên, kể cả xin đất riêng biệt ở nơi khác cũng được.”
“Chúng tôi chủ trương phát triển song song chè xuất khẩu cùng với chè nội tiêu, đang tăng dần chè đóng gói xuất khẩu. Chè có xuất xứ Tân Cương mang thương hiệu Hoàng Bình, đã được khách hàng trong và ngoài nước biết đến và tín nhiệm, thông qua các nhãn hiệu Long Đình, Queenli, Tri âm nổi tiếng”, chị nói.
Có một mong ước nữa mà chị Lý muốn được góp phần, đó là sớm có một chợ chè có tầm cỡ tương xứng ở đất chè Thái Nguyên, Tân Cương. Ở chợ chè này, sẽ có đủ loại chè, tập hợp sản phẩm của các nghệ nhân làm chè, dần dần xác lập phong cách uống chè, thưởng thức chè của dân tộc Việt.

Tác giả bài viết: Tác giả bài viết: Nguyễn Lâm
Từ khóa:

có màu

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Tin tiêu điểm

Tiến sĩ Mộc Quế - Kỷ lục gia Thế Giới tập huấn sư phạm FLC – EduFarm

Tiến sĩ Mộc Quế - Kỷ lục gia Thế Giới tập huấn sư phạm FLC – EduFarm:

Bộ đếm

  • Phút online: 1.475
  • Tổng lượt truy cập: 19.969.467

Quảng cáo

Liên kết website