Công nghệ cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc và thiết bị vận hành trong các dây chuyền sản xuất, hoạt động ở mọi nơi hoặc các vật dụng hữu ích phục vụ đời sống. Cơ khí áp dụng các nguyên lý nhiệt động lực học, định luật bảo toàn khối lượng và năng lượng để phân tích các hệ vật lý tĩnh và động, phục vụ cho công tác thiết kế trong các lĩnh vực như ô tô, máy bay và các phương tiện giao thông khác, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ dùng gia đình, máy móc và thiết bị sản xuất, vũ khí ...
Học viên theo học chuyên ngành công nghệ cơ khí được đào tạo kiến thức, kỹ năng chuyên ngành vững vàng và có kỹ năng thực hành nghề thành thạo về lĩnh vực công nghệ chế tạo máy. Sau khi tốt nghiệp sẽ có khả năng: Tổ chức, điều hành sản xuất; tính toán, kiểm tra và lựa chọn công nghệ phù hợp với thiết bị và điều kiện sản xuất của đơn vị; Biết sử dụng, kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị; phát hiện và giải quyết những sự cố thông thường trong sản xuất.
Phẩm chất, kỹ năng yêu cầu:
Để là người thành công trong lĩnh vực cơ khí, bạn phải có khả năng tưởng tượng tốt, sáng tạo, phân tích nhạy bén, logic và năng động, kiên trì. Ngoài ra bạn cũng cần trang bị những kiến thức cơ bản về các môn khoa học tự nhiên đặc biệt là toán học ngay từ khi còn học phổ thông, vì chắc chắn khối A sẽ chọn lọc bạn vào trường. Rồi những bước tập tành làm một chuyên viên cơ khí thật sự, bạn cần có tính cẩn thận, tinh thần kỉ luật và tác phong công nghiệp. Nếu không yêu thích công việc tập thể, không cẩn thận, bạn có thể phá hỏng thành quả chung của mọi người. Thêm vào một tính cách quan trọng: sự cập nhật kiến thức từ sách báo, tạp chí chuyên ngành... liên tục và liên tục là điều nên làm. Cuối cùng, yếu tố sức khỏe giúp bạn giải thích tại sao ngành cơ khí rất hiếm kĩ sư là phụ nữ. Thực tế, chỉ nói về thời lượng thực hành trong trường học, sinh viên cơ khí được dành đến 50% thời gian học tại các phòng, xưởng thực hành của trường.
Ngành kỹ thuật cơ khí hiện nay là ngành xã hội có nhu cầu tuyển dụng nhân lực lớn, vì vậy nếu học ngành này không phải lo về cơ hội tìm việc làm trong tương lai, bạn có thể làm việc ở mọi nơi trên đất nước và các nước khác trên thế giới trong mọi ngành công nghiệp và kinh tế khác nhau. Do vậy, nếu chuyên tâm học tập, bạn sẽ không lo không có công việc đúng chuyên môn. Bởi vì, một vấn đề quan trọng là yếu tố con người. Máy móc dù tinh vi đến đâu mà không có công nhân lành nghề, kinh nghiệm và khéo léo trong việc lắp đặt, vận hành, điều khiển thiết bị sẽ không mang lại hiệu quả.
Học ở đâu?
Các ngành nghề đào tạo trong lĩnh vực Công nghệ cơ khí gồm có: Công nghệ kỹ thuật cơ khí, cơ khí động lực, chế tạo máy, công nghệ ô-tô, cơ khí chuyên dùng, kỹ thuật tàu thủy, hàng không, công nghệ hàn, gia công….
- Miền Bắc: Trường ĐH bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Xây dựng, Trường ĐH Giao thông, Trường ĐH Thủy lợi, Trường ĐH Mỏ địa chất, Trường ĐH Lâm nghiệp, Học viện Kỹ thuật Quân sự…
- Miền Trung: Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Lâm Đồng, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Quy Nhơn…
- Miền Nam: Trường ĐH Bách khoa TP. HCM, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM, Trường ĐH Thủy sản Nha Trang, Trường ĐH Giao thông vận tải TP. HCM, Trường ĐH Cần Thơ…
Bạn có thể tham khảo thêm ngành này từ các trường đại học, cao đẳng, trung học nghề trên toàn quốc.
công nghệ, cơ khí, máy móc, thiết bị, sản xuất, lĩnh vực, giao thông, chuyên ngành, kiến thức, kỹ năng, thực hành, bạn có, kỹ thuật, trường đh, bách khoa, sư phạm, tp hcm, ngành, hành, trong, công, không
Tiến sỹ Mộc Quế: "Tôi tự tin Thành phố Cao Lãnh sẽ hoạch định được kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế, tìm ra sản phẩm chủ lực và các vùng kinh tế chủ lực" ...
Ý kiến bạn đọc