* Tăng trưởng ổn định
Giữ vai trò chủ lực trong ngành CNCB của tỉnh là ngành chế biến lâm sản xuất khẩu. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 153 doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực chế biến lâm sản xuất khẩu, với tổng công suất đạt khoảng 345.000 m3/năm, sản lượng đạt trên 8 triệu sản phẩm/năm, tăng gấp 2 lần so với năm 2005. Trong giai đoạn 2006-2010, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của ngành CNCB lâm sản đạt trên 1.085 triệu USD (chiếm tỉ trọng gần 61% trong tổng KNXK toàn tỉnh), tốc độ tăng trưởng bình quân gần 16%/năm, gấp 2,4 lần so với giai đoạn 2001-2005.
Ngành CNCB thủy sản được xem là thế mạnh thứ hai trong nhóm ngành CNCB của tỉnh. Thời gian qua, các DN chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh đã đầu tư nâng cấp, mở rộng sản xuất, nâng công suất các nhà máy đông lạnh lên 12.000 tấn/năm; sản lượng chế biến đạt khoảng 8.100 tấn/năm, tăng gấp 2 lần so với năm 2005. KNXK của lĩnh vực chế biến thủy sản giai đoạn 2006-2010 đạt gần 141 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 18%/năm.
Các ngành CNCB khác như: chế biến hạt điều xuất khẩu, chế biến đá granite, chế biến đường... cũng đã có sự phát triển khá mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng từ bình quân giai đoạn 2005-2010 đạt từ 15%-17%/năm.
Theo Sở Công Thương, trong năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp (SXCN) của tỉnh ước đạt 6.545 tỉ đồng, tăng 2,1 lần so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm (2005-2010) đạt 16%/năm. Trong đó, riêng lĩnh vực CNCB ước đạt 5.966 tỉ đồng (chiếm 91,2% tổng giá trị SXCN toàn tỉnh), tăng 2,1 lần so với năm 2005, mức tăng trưởng bình quân 5 năm (2006-2010) đạt 16,4%/năm.
* Tiếp tục phát triển
Trong giai đoạn 2011-2015, tỉnh ta đề ra mục tiêu: Công nghiệp là động lực chủ yếu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo đó, giá trị SXCN trong giai đoạn này phải đạt mức tăng trưởng bình quân 20,7%/năm, phấn đấu đến năm 2020 tỉnh ta cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp và là một trung tâm kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Để thực hiện đạt mục tiêu này, chủ trương phát triển công nghiệp của tỉnh trong thời gian tới là tiếp tục lấy CNCB làm khâu đột phá, trong đó ưu tiên phát triển các ngành CNCB có lợi thế so sánh, như sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, nhất là nguyên liệu từ nông, lâm, thủy sản. Ưu tiên thu hút đầu tư những dự án chế biến có trình độ công nghệ cao, chế biến tinh, không gây ô nhiễm…
Hiện ngành Công Thương tỉnh đang tập trung hướng dẫn, hỗ trợ các DN đi sâu vào việc phát triển những mặt hàng tinh chế, chất lượng cao, không chỉ đáp ứng nhu cầu xuất khẩu mà còn tiết kiệm nguồn nguyên liệu.
Cụ thể, với ngành chế biến lâm sản, các DN cần đầu tư mở rộng nhà xưởng, trang bị công nghệ mới và đào tạo nhân lực có tay nghề cao để tập trung chế biến các mặt hàng nội thất, những mặt hàng tinh chế có chất lượng cao. Song song đó, các DN cũng cần đẩy mạnh việc liên doanh, liên kết với các đơn vị khai thác lâm sản và đẩy mạnh việc trồng rừng để chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến lâu dài.
Đối với ngành chế biến thủy sản, cần nhanh chóng đẩy mạnh việc phát triển nuôi trồng theo quy hoạch và gắn nhà máy với vùng nguyên liệu ổn định. Bên cạnh đó, các DN cần tập trung đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị và đẩy mạnh chế biến các mặt hàng có giá trị gia tăng cao.
Với các ngành CNCB đá granite, chế biến hạt điều… các DN cần tiếp tục tập trung đổi mới công nghệ, thiết bị nhằm nâng cao chất lượng, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường…
Với định hướng và những giải pháp nêu trên, hy vọng rằng trong thời gian đến, ngành CNCB của tỉnh sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, tiếp tục xứng đáng là “đầu tàu” đưa ngành công nghiệp tỉnh nhà phát triển lên tầm cao mới.
Ngọc Thái
tăng trưởng, ngành cncb, của tỉnh, ngành chế, biến lâm, sản xuất, lĩnh vực, đạt trên, lần so, với năm, trong giai, xuất khẩu, tốc độ, bình quân, giai đoạn, thủy sản, thời gian, các dn, chế biến, đầu tư, phát triển, giá trị, công nghiệp, tiếp tục, kinh tế, nguồn nguyên, công nghệ, tập trung, mặt hàng, chất lượng, đẩy mạnh, trong, tỉnh, tăng
Cùng là thành viên WTO, cùng là 2 quốc gia láng giềng chung biên giới, cùng có nền kinh tế phát triển và nhu cầu quan hệ thương mại, không có lý do gì doanh nghiệp Việt Nam "xa lánh" thị trường này trong khi họ đi vào tận hang cùng ngõ hẹp trong nước ta!...
Ý kiến bạn đọc