Hợp tác quản trị nhân tài Kỷ Lục

Làm thế nào để rèn luyện tính chủ động?

Đăng lúc: Thứ năm - 25/03/2021 11:38 - Người đăng bài viết: Quản trị
Người đi làm thì làm việc với tư duy của người dẫn đầu, vậy sinh viên cần phải như thế nào để tạo động lực chủ động? Đơn giản là bạn học tập và làm việc như thể ngày mai mình phải bước ra thế giới rộng lớn hơn để sinh tồn, bạn phải học tập và tự tìm kiếm mọi thứ liên quan đến ngành học của mình, bên cạnh đó cần tìm hiểu nhiều kiến thức về các lĩnh vực liên quan bởi lẽ khi bước vào môi trường công sở, sẽ không ai nhắc bạn rằng cần phải tìm kiếm nguồn tri thức này ở đâu, công việc này phải làm như thế nào để đạt kết quả tốt nhất.

 

Làm thế nào để rèn luyện tính chủ động?
Hãy tập luyện tính chủ động từ những thứ nhỏ nhất, gần nhất và thân thiết nhất ngay từ bây giờ:
  • Dọn dẹp nhà cửa, lấy đồ ở đâu để lại nguyên chỗ đấy, vứt rác đúng nơi, chủ động sắp xếp gọn gàng mọi thứ một cách ngăn nắp, chủ động nhất có thể từ mọi thứ xung quanh bạn.
  • Chủ động trả lời các Email từ bạn bè, người thân một cách khoa học, nghiêm túc
  • Đề ra những quy định cho bản thân phải thực hiện theo ví dụ như phải dậy sớm, phải tập thể dục, phải ăn đúng bữa, uống nước thật nhiều
  • Sống tự tin hơn bản thân, không sợ sệt, không lùi bước
  • Chủ động trong tìm hiểu mọi thứ vào thời gian rảnh rỗi
  • Hãy tập suy nghĩ những điều sẽ xảy ra để thực hiện trước khi việc đến tận chân mới nhảy
  • Quan sát nhiều hơn để nhận định công việc, thiết lập kế hoạch chỉnh chu và thực hiện…
Để rèn luyện tính chủ động trọng cuộc sống, tình cảm hay công việc. Bạn cần hiểu rõ những lợi ích thiết thực của việc chủ động đem lại đầu tiên là cho bản thân bạn, sau đó là cho công việc, cho giá trị xung quanh bạn.

 

2. Xác định kế hoạch dài hạn cho bản thân

Có kế hoạch trong tay tức là bạn đã tiến lên một bước trên con đường dẫn đến thành công. Một kế hoạch dài hạn sẽ giúp bạn nhìn rõ con đường sắp tới mình sẽ đi, từ đó sẽ có timeline cụ thể cho từng giai đoạn cụ thể. Có kế hoạch cụ thể, bạn sẽ có động lực làm việc hơn và chủ động hơn khi quyết định và hành động.
Bạn cần biết rõ bạn sẽ làm gì, trở thành người như thế nào từ đó sẽ chủ động học hỏi, tìm tòi, khám phá để hướng bản thân ngày một gần hơn tới hình mẫu mà mình muốn trở thành.

Luôn có kế hoạch rõ ràng cho mọi việc (Nguồn: SEOViP)

3. Phải tự tin

Là người tự tin, bạn luôn xông xáo trong mọi việc bởi bạn biết điều bạn đang làm sẽ dẫn đến kết quả gì. Khoan nhắc đến việc bạn làm là đúng hay sai, chỉ cần tự tin rằng bản thân làm như vậy sẽ dẫn đến kết quả tốt là bạn đã có trong mình sự chủ động rồi.
Khi tự tin, bạn sẽ luôn khiến cho mọi việc diễn ra trôi chảy bằng những suy nghĩ tích cực, từ suy nghĩ tích cực sẽ dẫn đến hành động tích cực mà không cần ai nhắc nhở phải làm gì tiếp theo bởi người tự tin luôn có niềm vui khi hoàn thành công việc mình đề ra hơn là đợi người khác gợi ý.

Tự tin là chìa khóa của thành công (Nguồn: Twitter)

4. Ý tưởng của bạn có phù hợp?

Bạn đang có cho mình ý tưởng mới mà bản thân nghĩ sẽ giúp ích cho công việc hay việc học nhưng bạn lại không biết đó có phải là ý tưởng mang lại kết quả tốt không. Vậy tại sao bạn không chủ động trao đổi với cấp trên hay bạn bè, giảng viên, gia đình của mình, trong quá trình trao đổi, bạn có thể phát hiện và học hỏi được nhiều thứ từ nhiều nguồn khác nhau, từ đó làm cho tư duy phát triển và làm cho ý tưởng của bạn khả thi hơn.

Ý tưởng mới mỗi ngày. Tại sao không? (Nguồn: LMT Group)
Mọi người xung quanh bạn sẽ không ngại giúp đỡ bạn nếu như bạn thật sự muốn học tập, rèn luyện và làm mới mình. Chủ động lên đi vì không ai biết bạn muốn biết gì, thắc mắc gì để tự tìm đến bạn và giải đáp cả.
Người sếp trong công ty hay giảng viên đại học đánh giá rất cao những người chủ động hỏi, có ý tưởng mới nhưng trước khi hỏi, hãy chắc chắn rằng bạn đã tìm hiểu kĩ vấn đề và biết mình cần hỏi gì để giải quyết được vấn đề.

Luôn không ngừng nghĩ ra ý tưởng mới và xem xét cho phù hợp (Nguồn: Infusionsoft)

5. Kiên trì là yếu tố quyết định thành công

Trên bất cứ con đường nào chúng ta đang đi, cũng có những “rào cản” để làm chậm quá trình tiến đến thành công. Người chủ động là người nhìn ra được hầu hết những “rào cản” đó trước khi bắt tay vào làm bởi họ đã đi sâu vào nó để biết nó sẽ phát triển như thế nào hay là người “gan lì” giải quyết từng rào cản trên đường. Người chủ động không bao giờ đợi người khác đến và giúp họ giải quyết vấn đề đang gặp phải.

Khi bạn kiên trì gỡ bỏ từng nút thắt của khó khăn, bạn sẽ thấy có động lực hơn để bước tiếp (Nguồn: Lặng nhìn cuộc sống)

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Tin tiêu điểm

" Khởi sự Doanh Nghiệp" đợt 1 năm 2013 tại Huyện Vũ Quang ngày 24/7/2013

Những hình ảnh khóa Tập huấn Chuyên đề "Khởi sự Doanh Nghiệp " đợt 1 năm 2013 được tổ chức vào ngày 24/7/2013 tại Huyện Vũ Quang 

Bộ đếm

  • Phút online: 1.465
  • Tổng lượt truy cập: 19.981.286

Quảng cáo

Liên kết website