CôngThương - Hội nghị thảo luận bàn biện pháp tiêu thụ và xuất khẩu tốt nhất tránh phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu cao su mậu biên cho cao su khu vực Tây Nguyên và duyên hải miền Trung.
Tại hội nghị, Tập đoàn cao su Việt Nam đã trình bày tổng quan về tiêu thụ và xuất khẩu của Tập đoàn và khu vực Tây Nguyên- duyên hải miền Trung. Nhiều công ty cao su ở khu vực duyên hải miền Trung, Tây Nguyên như cao su Chư Pãh, Kon Tum, Eah’Leo.. đã trình bày thực trang xuất khẩu cao su cũng như những khó khăn và kinh nghiệm của mình. Bên cạnh đó, một số công ty cao su ở khu vực miền Đông cũng đã chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc ký kết và thực hiện các hợp đồng dài hạn (cao su Dầu Tiếng); kinh nghiệm về chuyển đổi cơ cấu sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường (cao su Đồng Phú); kinh nghiệm trong tiêu thụ và xây dựng thị trường mủ ly tâm (cao su Tây Ninh)…
Được biết trong 3 năm trở lại đây, lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu sang Trung Quốc của Tập đoàn cao su Việt Nam đạt khoảng 61.000 tấn/năm, trong đó 25% là xuất khẩu trực tiếp, 6% là xuất khẩu uỷ thác, còn lại gần 70% là xuất qua cửa khẩu mậu biên Móng Cái.
Dự kiến năm 2010, Tập đoàn tiêu thụ khoảng 285.000 tấn cao su (giảm so với 2009 là 319,765 tấn) nhưng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt trên 2 tỷ USD (hiện đã đạt 1,6 tỷ USD) và thị trường xuất khẩu đi 30 nước trên thế giới.
Ông Đinh Vạn Tiến, trưởng ban XNK Tập đoàn cho biết: Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp cao su khu vực Tây Nguyên và duyên hải miền Trung đẩy mạnh xuất khẩu cao su chính ngạch, mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều nước khác để ổn định thị trường về lâu dài, tránh phụ thuộc vào xuất khẩu mậu biên quá nhiều.
Minh Long
CôngThương - Hội nghị thảo luận bàn biện pháp tiêu thụ và xuất khẩu tốt nhất tránh phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu cao su mậu biên cho cao su khu vực Tây Nguyên và duyên hải miền Trung. Tại hội nghị, Tập đoàn cao su Việt Nam đã trình bày tổng quan về tiêu thụ và xuất khẩu của Tập đoàn và khu vực Tây Nguyên- duyên hải miền Trung. Nhiều công ty cao su ở khu vực duyên hải miền Trung, Tây Nguyên như cao su Chư Pãh, Kon Tum, Eah’Leo.. đã trình bày thực trang xuất khẩu cao su cũng như những khó khăn và kinh nghiệm của mình. Bên cạnh đó, một số công ty cao su ở khu vực miền Đông cũng đã chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc ký kết và thực hiện các hợp đồng dài hạn (cao su Dầu Tiếng); kinh nghiệm về chuyển đổi cơ cấu sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường (cao su Đồng Phú); kinh nghiệm trong tiêu thụ và xây dựng thị trường mủ ly tâm (cao su Tây Ninh)… Được biết trong 3 năm trở lại đây, lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu sang Trung Quốc của Tập đoàn cao su Việt Nam đạt khoảng 61.000 tấn/năm, trong đó 25% là xuất khẩu trực tiếp, 6% là xuất khẩu uỷ thác, còn lại gần 70% là xuất qua cửa khẩu mậu biên Móng Cái. Dự kiến năm 2010, Tập đoàn tiêu thụ khoảng 285.000 tấn cao su (giảm so với 2009 là 319, 765 tấn) nhưng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt trên 2 tỷ USD (hiện đã đạt 1, 6 tỷ USD) và thị trường xuất khẩu đi 30 nước trên thế giới. Ông Đinh Vạn Tiến, trưởng ban XNK Tập đoàn cho biết: Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp cao su khu vực Tây Nguyên và duyên hải miền Trung đẩy mạnh xuất khẩu cao su chính ngạch, mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều nước khác để ổn định thị trường về lâu dài, tránh phụ thuộc vào xuất khẩu mậu biên quá nhiều. Minh Long
Ngày 5, 6/8/2013 tại TP Vũng Tàu, Hiệp hội các đô thị Việt Nam đã tổ chức khoá đào tạo “Lập KH Chiến lược Phát triển Kinh tế địa phương và Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế đô thị” dành cho các nữ lãnh đạo, cán bộ của UBND và HĐND cùng các ban ngành đoàn thể của TP Vũng Tàu; và các chị em...
Ý kiến bạn đọc