Tổng kinh phí để khắc phục hậu quả lũ lụt ở các tỉnh Từ Thanh Hoa đến Thừa Thiên Huế sẽ cần tới 2.830 tỷ đồng, trong đó nặng nhất là khôi phục hạ tầng cơ sở đường xá cầu cống. Đối với đa số người dân vùng lũ, sản xuất nông nghiệp là nguồn thu nhập chủ yếu nhưng tài sản cũng như phương tiện sản xuất của họ đã bị cuốn trôi trong cơn thịnh nộ của thủy thần.
Ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn từ Hà Nội phát biểu:. Xin xem tiếp…
“Coi như chúng tôi mất trắng toàn bộ vụ Đông, vụ mùa chỉ còn một diện tích gieo cấy muộn bị ngập từ trận lụt trước, trận lụt này coi như mất trắng toàn bộ vụ Đông. Vì vậy chúng tôi đã xin chính phủ hỗ trợ toàn bộ giống vụ Đông gồm có giống ngô và rau màu các loại. chính phũ đã có quyết định hỗ trợ các tỉnh miền Trung từ Nghệ An vào tới Thừa Thiên Huế. Ngoài giống dự trữ ra, chính phủ hỗ trợ tiền để mua giống, ngoài các ngân khoản khắc phục khác trong đó có một lượng tiền ứng trước cho Quảng Bình 15 tỷ và Hà Tĩnh 10 tỷ để mua giống phục vụ sản xuất cho vụ Đông và vụ Đông Xuân sắp tới. Ngoài ra chính phủ còn nhiều hỗ trợ khác như gạo tiền.”
Trước thiệt hại nặng nề ở miền Trung và cấp thời phải cứu đói, nhưng các chuyên gia cho rằng an ninh lương thực cũng như sản lượng gạo xuất khẩu năm nay của Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng. Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long nhận định:
“Vừa qua lũ ở Bắc trung bộ như Quảng Bình Hà Tĩnh… có thể mất khoảng vài chục ngàn tấn. Nhưng theo tổng kết của ngành nông nghiệp, năm nay Việt Nam trúng mùa, đặc biệt lượng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long tăng hơn năm trước là 1,3 triệu tấn. Do vậy nếu bị mất vài chục ngàn tấn như thế cũng không ảnh hưởng nhiều. Hơn nữa, cả nước hiện nay đạt 39,9 triệu tấn gần 40 triệu tấn lúa mà theo chỉ tiêu của chính phủ thì tới năm 2015 mới đạt 40 triệu tấn lúa, năm nay 2010 coi như đã đi trước 5 năm. Do vậy, năm nay dù có thiên tai bão lũ cũng không ảnh hưởng đến an ninh lương thực cũng như xuất khẩu mà còn có khả năng xuất khẩu nhiều hơn.”
Tiến sĩ Lê Văn Bảnh cũng cập nhật thông tin về vụ Thu Đông ở Đồng bằng sông Cửu Long, theo đó nông dân đã canh tác trên diện tích khoảng 500 ngàn héc-ta. Cho tới thời điểm này thu hoạch vụ Thu Đông đã được hơn 100 ngàn héc-ta. TS Lê Văn Bảnh cũng nói tới khuynh hướng giá lúa đang cao tăng thu nhập cho nông dân:
“Năm nay nhà nước không hạn định chỉ tiêu xuất khẩu lương thực, theo báo cáo của ngành lương thực thì cứ thu gom có lúa, sau khi đã bảo đảm an ninh lương thực thì cứ bán. Tới giờ này lượng hợp đồng đã ký năm nay có khả năng xuất khẩu trên 7 triệu tấn gạo. Do vậy việc thu mua lúa gạo hàng hóa được đẩy mạnh, giá lúa tương đối khá lúa thường cũng được trên 5 ngàn đồng/kg, giá lúa ở đồng bằng sông Cửu Long tương đối cao tạo phấn khởi cho bà con.”
Cùng là nông dân thành phần nghèo nhất trong xã hội Việt Nam, nhưng nông dân đồng bằng sông Cửu Long còn may mắn nhiều hơn nông dân miền Trung, nơi diện tích canh tác theo đầu người thấp nhất Việt Nam, mỗi hộ chỉ vài ba sào ruộng lại chịu cảnh thiên tai bão lũ mỗi năm. Cảnh khổ mỗi nơi một khác và địa ngục cũng có nhiều tầng.
mất trắng, vụ đông, sản xuất, nông nghiệp, cũng như, coi như, toàn bộ, diện tích, chính phủ, hỗ trợ, miền trung, không ảnh, xuất khẩu, an ninh, lương thực, năm nay, việt nam, lê văn, đồng bằng, sông cửu, triệu tấn, do vậy, nhiều hơn, nông dân, giá lúa, cũng
Theo Tạp chí Người Tiêu Dùng THÁNG 10 CÓ 3 NGÀY LỄ LỚN: NGÀY DOANH NHÂN VIỆT NAM (13/10), NGÀY THÀNH LẬP HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM (14/10), NGÀY THÀNH LẬP HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM (20/10). TẠP CHÍ NGƯỜI TIÊU DÙNG CẦN BIẾT CÓ CUỘC TRÒ CHUYỆN VỚI NHÀ KHOA HỌC, NHÀ TƯ VẤN DOANH...
Ý kiến bạn đọc