Hợp tác quản trị nhân tài Kỷ Lục

Miền Trung: Đồng loạt truy quét các điểm nóng khai thác khoáng sản trái phép

Đăng lúc: Thứ sáu - 05/11/2010 16:52 - Người đăng bài viết: admin
Miền Trung: Đồng loạt truy quét các điểm nóng khai thác khoáng sản trái phép

Miền Trung: Đồng loạt truy quét các điểm nóng khai thác khoáng sản trái phép

(TN&MT) - Hàng loạt cơ sở khai thác khoáng sản trái phép dọc miền Trung vừa bị các lực lượng chức năng truy quét, triệt phá trong hai tháng nay. Đây là kết quả của sự phối hợp từ Trung ương đến địa phương, nhằm thực hiện Nghị quyết 27/NQ-CP ngày 12/6/2009 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách trong quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường.

heo đó, chỉ còn hơn một tháng nữa, các địa phương sẽ phải tổng hợp tình hình, báo cáo định kỳ 6 tháng một lần (theo Nghị quyết 27) kết quả công tác quản lý tài nguyên môi trường nói chung, lĩnh vực địa chất khoáng sản nói riêng về Bộ TN&MT để Bộ trình Chính phủ. BáoTN&MT đã khảo sát thực tế, tổng hợp hiện trạng tại một số địa bàn nóng về nạn khai thác trái phép trong trung tuần tháng 11 này.

Từ đầu năm đến nay, khu vực Ngũ Hành Sơn và đồi ông Gấm (huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) luôn là tâm điểm của tình trạng khai thác cát sét, đất đồi trái phép. Vấn nạn này diễn ra trong thời gian dài, vượt quá tầm kiểm soát của các nhà chức trách địa phương. 

 Ngày 12/11, Sở TN&MT, Phòng Cảnh sát môi trường (PC36, Công an TP) đã ra quân, phát hiện, lập biên bản tạm giữ 3 xe ben, 2 xe múc, 8 xe tải đang chờ các xe cẩu múc đất tại Hòa Sơn, Hòa Ninh (huyện Hòa Vang) để vận chuyển về trung tâm TP. Đà Nẵng. Số xe này của các Công ty: TNHH Tân Minh Chiến (đóng tại QL14B), TNHH Kinh doanh Thương mại Huy Thạch (đang xác minh địa chỉ), CP An Tâm (phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ), CP Thương mại và Dịch vụ vận tải (đóng ở số 79 Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng), TNHH Xây dựng và Phát triển nông thôn Đại Lộc (Đại Lộc, Quảng Nam). Các doanh nghiệp này đều không có Giấy phép khai thác khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp.

Trao đổi với chúng tôi sáng 16/11, Đại tá Phan Văn Thước, Trưởng Phòng Cảnh sát môi trường (PC36, Công an Đà Nẵng) cho biết: "PC 36 đang mở rộng điều tra để xử lý nghiêm việc nhiều doanh nghiệp ngang nhiên đưa phương tiện vào khai thác khoáng sản trái phép. Bởi thực tế, phải có sự tiếp tay, bảo kê của cơ quan công quyền thì những đối tượng này mới có thể công khai hoạt động như vậy. Đồng thời, mức xử phạt đối với các doanh nghiệp vi phạm sẽ rất nghiêm khắc vì tình trạng này đã diễn biến phức tạp, kéo dài, ảnh hưởng đến đời sống người dân địa phương".

             Xe Ben vận chuyển đất tại huyện Hoà Vang

 

 

Tại Quảng Nam, các cơ quan chức năng cũng ráo riết ngăn chặn nạn khai thác vàng sa khoáng tràn lan trên diện rộng. Giữa tháng mười, tình trạng khai thác kéo dài khiến nhiều rừng cây cổ thụ dọc triền sông ở các huyện Phước Sơn, Hiệp Đức, Nam Giang... bị bật gốc, ngã đổ; nhiều đám ruộng dân đang canh tác bỗng hóa thành... sông, nước đục ngầu. Nay, vấn nạn này đã thuyên giảm, chỉ còn hiện tượng khai thác lẻ tẻ vào ban đêm.

Ông Nguyễn Viễn, Phó Giám đốc Sở TN&MT Quảng Nam cho biết, các cơ quan liên quan của tỉnh và UBND các cấp đã tổ chức hàng chục đợt thanh tra, kiểm tra, qua đó đã xử phạt vi phạm hành chính 16 đơn vị, với tổng số tiền gần 100 triệu đồng; thu hồi một giấy phép và tạm đình chỉ hai đơn vị vi phạm để khắc phục hậu quả. Ngành chức năng và các địa phương cũng mở nhiều đợt kiểm tra, truy quét, phá hủy 76 lán trại, 81 máy nổ, 2.950m ống dây dẫn nước; tịch thu 9 máy nổ, 450kg gạo, đẩy đuổi hơn 500 người. Đồng thời buộc di chuyển 18 máy các loại ra khỏi khu vực thăm dò, khai thác trái phép, xử phạt hành chính hơn 562 triệu đồng.

Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Nguyễn Ngọc Quang đã gửi văn bản yêu cầu Công an tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng và các cơ quan chức năng tiếp tục tổ chức truy quét, giải tỏa và xử lý triệt để các điểm nóng. UBND các địa phương phải rà soát và hủy bỏ ngay các hợp đồng, thỏa thuận cho phép khai thác khoáng sản trái pháp luật; dừng ngay việc thu phí với các tổ chức, cá nhân khi chưa có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp.

Trước đó, lực lượng chức năng các tỉnh Quảng Trị, Quảng Ngãi, Nghệ An, Thanh Hóa cũng đồng loạt ra quân truy quét nạn quặng tặc. Đặc biệt, tại huyện Đak Rông (Quảng Trị), đã bắt giữ nhiều đối tượng cùng 87 máy nổ, 12 máy khoan hơi, 6 máy phát điện, 64 máy xay đá, 2 cối nghiền đá đang hoạt động khai thác đá trái phép. Tại huyện Quỳ Hợp (Nghệ An), đã đẩy đuổi 100% điểm khai thác đá trắng, quặng thiếc trái phép ở Thung Hung và Kẻm Ba, thu giữ 10 máy nén khoan đá và nhiều dụng cụ khác, tổng trị giá hơn 100 triệu đồng...

Thực hiện chủ trương chế biến sâu quặng crômit, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án và tăng cường bảo vệ vùng mỏ, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp Sở KH&ĐT, Sở TN&MT, các ngành, huyện liên quan kiểm tra, đánh giá lại tiến độ và năng lực của các chủ đầu tư các dự án chế biến sâu quặng crômit. Từ sau ngày 30/11/2009, Thanh Hóa sẽ quyết định doanh nghiệp nào không có khả năng đầu tư chế biến sâu thì thu hồi lại mỏ giao cho đơn vị có khả năng hoặc giao cho địa phương quản lý. Chủ tịch UBND các huyện Triệu Sơn, Nông Cống, Như Thanh phối hợp cùng Công an tỉnh, quản lý thị trường, các đơn vị liên quan có biện pháp triển khai lực lượng bảo vệ mỏ 24/24 giờ trong ngày, kiên quyết chấm dứt việc khai thác, vận chuyển quặng crômit trái phép.

Chúng tôi sẽ tiếp tục tổng hợp tình hình về công tác quản lý khoáng sản trên địa bàn cả nước trong các số báo sau.

Nhóm PV miền Trung

Tác giả bài viết: H.K Vietnam Ltd.
Từ khóa:

n/a

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Tin tiêu điểm

Chợ Bình ĐiềnChợ Bình Điền Lớp Bồi Dưỡng Văn Hóa - Doanh Nghiệp Năm 2012

http://www.binhdienmarket.com.vn/tin-tuc/tin-tuc-noi-bo/439-van-hoa-doanh-nghiep.html

Bộ đếm

  • Phút online: 1.476
  • Tổng lượt truy cập: 19.978.716

Quảng cáo

Liên kết website