Hợp tác quản trị nhân tài Kỷ Lục

Giữ nhịp tăng trưởng cho nhóm sản phẩm chủ lực

Đăng lúc: Thứ sáu - 22/02/2019 15:59 - Người đăng bài viết: Quản trị
Sản xuất tại Công ty Nhựa Duy Tân, doanh nghiệp có sản phẩm công nghiệp chủ lực TPHCM      Ảnh:  CAO THĂNG

Sản xuất tại Công ty Nhựa Duy Tân, doanh nghiệp có sản phẩm công nghiệp chủ lực TPHCM Ảnh: CAO THĂNG

Nằm trong chính sách ưu tiên phát triển của Chính phủ, trong thời gian qua ngành công nghiệp hỗ trợ TPHCM, nhất là những phân ngành có sản phẩm chủ lực. Nhiều doanh nghiệp đã tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nằm trong chính sách ưu tiên phát triển của Chính phủ, trong thời gian qua ngành công nghiệp hỗ trợ TPHCM, nhất là những phân ngành có sản phẩm chủ lực. Nhiều doanh nghiệp đã tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc kéo dài sẽ gây nhiều bất lợi đến năng lực tăng trưởng của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này thời gian tới. 

Sản xuất tại Công ty Nhựa Duy Tân, doanh nghiệp có sản phẩm công nghiệp chủ lực TPHCM   
 Ảnh:  CAO THĂNG
Chông chênh nguyên liệu sản xuất

Phân tích từ Sở Công thương TPHCM cho thấy, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có khả năng tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu thời gian qua là nhựa, cao su, cơ khí chế tạo. Năm 2018, chỉ số sản xuất các ngành này cũng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh trở lại sau 3 năm có mức tăng trưởng khá khiêm tốn. Cụ thể, nhóm sản phẩm từ kim loại đúc sẵn ước tăng 7,79% và nhóm sản phẩm thiết bị điện ước tăng 14,61%. Riêng nhóm sản phẩm từ cao su và plastic ước tăng 7,03%. Ngoài ra, các doanh nghiệp của nhóm ngành này còn lạc quan hơn khi thị trường xuất khẩu sản phẩm nhựa tăng trưởng 8,6%/năm, cao su tăng 11,05%/năm. 

Về thực tế này, ông Phạm Thành Kiên, Giám đốc Sở Công thương TPHCM, cho biết trong những năm qua, số lượng doanh nghiệp trong các ngành hóa chất, cao su, nhựa không ngừng tăng trưởng về số lượng cũng như quy mô đầu tư trên địa bàn thành phố. Tính đến nay, trong tổng số 4.945 cơ sở sản xuất ngành hóa chất, cao su, nhựa thì có khoảng 3.200 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn. Còn với lĩnh vực cơ khí hiện đang có 4.392/10.981 cơ sở sản xuất. Các doanh nghiệp trong ngành đã chủ động đầu tư dây chuyền máy móc, công nghệ hiện đại để sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có khả năng cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu cao của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đầu cuối. Nhiều doanh nghiệp khác cũng đã gia nhập sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu và trở thành nhà cung ứng cấp 1, cấp 2 trong việc cung ứng khuôn mẫu, linh kiện nhựa kỹ thuật, bao bì… cho sản phẩm hoàn chỉnh của ngành ô tô, xe máy, hàng gia dụng, điện lạnh... của các tập đoàn FDI. Chỉ tính riêng ngành sản xuất điện tử có 364 cơ sở sản xuất, trong đó có 285 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất trên địa bàn thành phố. Một số doanh nghiệp có nội lực vốn mạnh đã chủ động mở rộng quy mô sản xuất hoặc hợp tác liên doanh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) để đầu tư trở thành doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đầu cuối. Điển hình như Công ty TNHH Deahan Motor, Vĩnh Phát Motor, Công ty CP Điện tử Asanzo Việt Nam… mở thêm cơ hội cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia cung ứng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, khó khăn của các doanh nghiệp trong nước gặp phải là tình trạng phụ thuộc nhập khẩu nguyên vật liệu nhựa, cao su tổng hợp, kim loại chế tạo từ thế giới. Về phía Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM lý giải, có đến 70% nguyên liệu sản xuất ngành nhựa và 90% thép chế tạo, cao su tổng hợp là phụ thuộc nguồn nhập khẩu. Do vậy, những biến động về giá nguyên liệu lĩnh vực này nói chung sẽ tác động rất mạnh đến doanh thu cũng như duy trì khả năng cung ứng sản phẩm trong chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp. Đơn cử, với dự báo giá dầu thô tăng trong thời gian tới, chắc chắn sẽ gây áp lực lên giá thành nguyên liệu nhập khẩu nhựa. Riêng với lĩnh vực cao su, hóa chất, những căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc bằng việc Hoa Kỳ sẽ áp thuế đến 25% lên các mặt hàng linh kiện ô tô nhập từ Trung Quốc ngay từ đầu năm 2019, đã ngay lập tức kéo giảm tăng trưởng của ngành này tại Việt Nam. Bởi, Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu cao su chủ lực của Việt Nam với tỷ trọng trên 60% tổng lượng cao su xuất khẩu và 70% tổng số cao su thiên nhiên…

Khấp khởi chờ giải khó
 
Nhìn nhận về tỷ lệ tăng trưởng của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trên, TS Huỳnh Thanh Điền, Đại học Kinh tế TPHCM, cho rằng những nhóm ngành có mức tăng trưởng cao trên là ngành có sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố. Việc định hướng và có giải pháp hỗ trợ đúng cho những nhóm ngành này thời gian qua của thành phố đã tạo ra động lực giúp doanh nghiệp phát triển nhanh. Ở góc độ thị trường, chương trình phát triển vi mạch của thành phố đã thu hút các công ty lớn có vốn đầu tư nước ngoài như Intel, Samsung, Nidec, Microchip…, bước đầu tạo nên những nét chính của hệ sinh thái vi mạch. Các doanh nghiệp FDI thuộc lĩnh vực này cũng thường xuyên ứng dụng nhiều công nghệ mới, hiện đại và các sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ cao như chất bán dẫn, vi mạch, bo mạch điện tử… Thực tế này đã tạo nên dư địa thị trường tiêu thụ ổn định trong nước và cũng như xuất khẩu cho ngành sản xuất sản phẩm hỗ trợ. 

Ông Phạm Thành Kiên thừa nhận, để có thể giúp doanh nghiệp khai thác tốt lợi thế thị trường, TPHCM không những phải giải quyết về khâu khó khăn nguyên liệu sản xuất mà còn phải tháo gỡ hàng loạt rào cản khác. Cụ thể như chi phí đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố có xu hướng gia tăng. Quỹ đất phát triển kinh tế - xã hội ngày càng bị thu hẹp kéo theo giá thuê đất ngày càng tăng, làm ảnh hưởng đến khả năng mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Các khu công nghiệp hiện nay chủ yếu thu hút các doanh nghiệp lớn, quy hoạch khu công nghiệp thường phân lô lớn từ 5.000m² trở lên; trong khi nhu cầu đất sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp nhỏ và vừa từ 500 - 5.000m². Một số khu công nghiệp đã đầu tư các phân khu với quy mô nhỏ nhưng do chi phí đầu tư hạ tầng tăng cao, dẫn đến giá cho thuê đối với các lô nhỏ cao hơn so với mặt bằng chung. Vì vậy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố khó tiếp cận mặt bằng sản xuất phù hợp trong các khu công nghiệp để đầu tư, mở rộng sản xuất.

Trước thực tế trên, hiện Sở Công thương TPHCM đang kiến nghị UBND TPHCM tập trung ưu tiên thu hút đầu tư doanh nghiệp sản xuất nguồn nguyên liệu, đáp ứng nhu cầu sản xuất của các nhóm ngành sản phẩm chủ lực của thành phố. Mặt khác, sở phối hợp với Cục Công nghiệp (Bộ Công thương), Tổ chức Tài chính quốc tế, nhóm Ngân hàng Thế giới (IFC/WB) triển khai hỗ trợ nâng cao năng lực doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ, đáp ứng được các tiêu chuẩn trở thành nhà cung cấp cho các công ty đa quốc gia như MNE - Bosch, Canon, Datalogic, Denso, Ford, GE, Panasonic, Toyota… ở Việt Nam. Song song đó, cùng với các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ rà soát và thiết lập điểm đến phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có thể nói, đây là giải pháp tổng hợp nhằm giúp cho doanh nghiệp trong nước gia tăng nhanh chóng nội lực sản xuất, rút ngắn khoảng cách tiếp cận thị trường thế giới thông qua gia nhập các chuỗi cung ứng toàn cầu tại Việt Nam.

Tác giả bài viết: Ái Vân
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Tin tiêu điểm

HỆ THỐNG HÓA 2 MÔ HÌNH EDUFARM TƯỢNG SƠN (PHÍA BẮC) – KHU DU LỊCH PHƯƠNG NAM (PHÍA NAM) THỰC HIỆN THÔNG TƯ 04 CỦA BỘ VỀ GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ CHÍNH KHÓA, TOUR GIÁO DỤC CHO CÁC KHU DU LỊCH

(1) Họp mặt lần 1 tại TPHCM – Khu du lịch Phương Nam   (2) Tập huấn cho xã, phối hợp làm tuyến địa điểm homestay cho Khu du lịch Phương Nam 2019   (3) Tập huấn “chiến lược xây dựng tour du lịch Phương Nam”, trong đó có tour giáo dục lần 2   (4) Đoàn Nhật Bản nghiên cứu resort tại...

Bộ đếm

  • Phút online: 1.476
  • Tổng lượt truy cập: 19.974.913

Quảng cáo

Liên kết website