Đăng lúc: Thứ sáu - 22/02/2019 11:19
- Người đăng bài viết: Quản trị
CPTPP sẽ có thêm thành viên mới
TTO - Đến nay, một số thành viên mới tiềm năng của CPTPP là Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia và Anh. Quốc gia mới tham gia sẽ cần sự chấp thuận của tất cả 11 thành viên hiện tại.
TTO - Đến nay, một số thành viên mới tiềm năng của CPTPP là Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia và Anh. Quốc gia mới tham gia sẽ cần sự chấp thuận của tất cả 11 thành viên hiện tại.
Các bộ trưởng 11 nước tham gia CPTPP chụp ảnh với Thủ tướng nước chủ nhà Nhật Bản Shinzo Abe trong cuộc họp - Ảnh: TTXVN Hội đồng Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã thống nhất các nguyên tắc về việc kết nạp thêm thành viên mới trong tương lai và các biện pháp chống sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ. Diễn ra cuối tuần qua tại Tokyo, Nhật Bản, đây là cuộc họp đầu tiên của hội đồng kể từ CPTPP có hiệu lực từ 30-12-2018. Tại cuộc họp, các bộ trưởng đã khẳng định "quyết tâm mạnh mẽ nhằm mở rộng thỏa thuận" với sự tham gia của các nền kinh tế mới trong khi hối thúc các thành viên chưa phê chuẩn nhanh chóng hoàn tất quy trình trong bối cảnh "niềm tin vào hệ thống thương mại toàn cầu đang chấn động". Nhật Bản sẽ nhắm tới việc mở rộng khu vực kinh tế tự do, công bằng và dựa trên luật pháp. Là chủ tịch nhóm G20 năm nay, chúng tôi sẽ không từ nỗ lực nào để củng cố hệ thống thương mại quốc tế. Japan Times dẫn lời Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật Bản, thủ lĩnh CPTPP. Nhật Bản cũng sẽ kêu gọi Mỹ quay trở lại CPTPP. Sẵn sàng chào đón "Giữa những lo ngại ngày càng tăng về các xu hướng chủ nghĩa bảo hộ gần đây, các bộ trưởng có chung quan điểm rằng điều quan trọng nhất là giữ vững và củng cố các nguyên tắc về một hệ thống thương mại hiệu quả, cởi mở, bao trùm và dựa trên luật pháp - tuyên bố chung của các bộ trưởng nhấn mạnh - Các bộ trưởng lặp lại là thỏa thuận rộng mở cho tất cả các nền kinh tế chấp nhận những nguyên tắc này và sẵn sàng đáp ứng các tiêu chuẩn cao của thỏa thuận". Gọi thỏa thuận là "một cột mốc quan trọng", Bộ trưởng thương mại New Zealand David Parker cho biết ông "hoan nghênh ý tưởng rằng giờ đây những nước sẵn sàng đáp ứng tiêu chuẩn và mục tiêu của CPTPP có thể tham gia thỏa thuận". "Trong khi đó, tôi mong các bên còn lại hoàn tất quy trình nội bộ và tham gia cùng bảy nước đã phê chuẩn thỏa thuận" - ông Parker nói. New Zealand cũng là nước sẽ tổ chức các cuộc gặp của hội đồng CPTPP trong năm nay. Các thành viên cũng nhấn mạnh cam kết triển khai thỏa thuận. Các bộ trưởng đã thông qua 4 quyết định quan trọng, gồm Quyết định về cơ chế hoạt động của hội đồng CPTPP; Quyết định về quy trình, thủ tục và điều kiện xem xét, kết nạp các thành viên mới; Quyết định về quy trình và thủ tục của hội đồng trọng tài liên quan đến cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà nước với nhà nước; Quyết định về bộ quy tắc ứng xử của trọng tài viên liên quan đến cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư với nhà nước. Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, trưởng đoàn Việt Nam, cho biết các nước đều đã có sự chuẩn bị kỹ càng nên quá trình triển khai các cam kết trong giai đoạn đầu tiên này rất tích cực, nghiêm túc và đầy đủ. Theo ông, ba thách thức chủ yếu đối với Việt Nam là sức ép trong việc thực thi; mức độ cạnh tranh, vốn sẽ gia tăng không chỉ ở lĩnh vực hàng hóa mà còn ở lĩnh vực dịch vụ; và cuối cùng là cách thức tận dụng hiệu quả các cơ hội mà CPTPP mang lại. Sẽ có nhiều nước quan tâm Thách thức hiện tại của CPTPP là thiết lập quy trình để kết nạp thành viên mới mà theo Bộ trưởng thương mại và công nghiệp Singapore Chan Chun Sing là vô cùng quan trọng, đặc biệt là với châu Á. "Việc mở rộng sẽ thúc đẩy và làm sâu sắc sự hợp nhất kinh tế khu vực, cũng như là điểm tựa để CPTPP trở thành một lối hướng tới Khu vực tự do thương mại của châu Á - Thái Bình Dương" - ông Sing nói. Kênh Channel News Asia dẫn lời ông Sing cho biết sẽ có thêm nhiều nước muốn tham gia CPTPP một khi tất cả các thành viên phê chuẩn hiệp định. "Chúng ta vẫn đang trong quá trình phê duyệt hiệp định và thực ra chúng tôi cũng có những trao đổi ngắn về những đối tác có tiềm năng đã bày tỏ quan tâm muốn hiểu thêm các chi tiết của CPTPP để đánh giá về việc liệu họ có muốn tham gia hay không. Đến nay, một số thành viên mới tiềm năng của CPTPP là Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia và Anh. Nikkei Asian Review cho biết đàm phán với Thái Lan có thể bắt đầu ngay trong đầu năm nay. Quốc gia mới tham gia sẽ cần sự chấp thuận của tất cả 11 thành viên hiện tại. Sau khi Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), 11 nước còn lại tiếp tục thúc đẩy và ký kết thỏa thuận với tên gọi mới là CPTPP vào tháng 3-2018. Thỏa thuận có hiệu lực từ 30-12-2018 sau khi đã có đủ nước phê chuẩn bao gồm Việt Nam, Canada, Mexico, Singapore, Nhật Bản, New Zealand và Úc. Bốn thành viên còn lại là Peru, Chile, Brunei và Malaysia chưa phê chuẩn. Malaysia không vội Bộ trưởng công nghiệp và thương mại quốc tế Malaysia Darell Leiking cuối tuần qua cho biết chính quyền mới của nước này muốn xem xét thêm thỏa thuận CPTPP. "CPTPP được ký trước khi chúng tôi nắm quyền và chính phủ tám tháng tuổi của chúng tôi đang có những đánh giá riêng... Chúng tôi muốn chắc chắn rằng các điều khoản được nhất trí trước đó là công bằng cho Malaysia" - ông Leiking nói.
Cách 1: Đăng ký qua SMS
Soạn tin nhắn với cú pháp: VIT PTMT gửi 8777
Nhập mã đăng ký nhận được vào khung sau: Kiểm tra Lưu ý: Mã chỉ được dùng 1 lần duy nhất. Vì thế bạn hãy cẩn thận khi nhập mã đăng ký
Cách 2: Đăng ký qua tài khoản
Số lần hiển thị bài viết: 1062 Số lượt học video này: Phí học: 0VNĐ
Ý kiến bạn đọc