Thích Ca Phật Đài tọa lạc dưới chân Núi Lớn, đây là địa chỉ đã và đang thu hút số đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm bái. Tất cả 4 Bia đều được lồng trong giá gỗ đỡ khung bằng gỗ sao, mặt ngoài của khung, phía trên có chạm khắc hình bánh xe Chuyển Pháp luân và Chư thiên đang vân tu nghe pháp. Ngoài ra, trên bia và giá đỡ còn có các chi tiết sinh động, ý nghĩa mang nhiều điển tích nhà Phật khác.
Năm 1989, Thích Ca Phật Đài (Vũng Tàu) đã được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận Di tích lịch sử - văn hoá cấp Quốc gia. Gần kề bên Thích Ca Phật Đài là chùa Hộ Pháp, được tạo dựng từ năm 1970. Ban đầu, chùa có tên gọi là Tịnh thất Thiện Huệ, đến năm 1972 được đổi tên thành Thiền đường Hộ Pháp.
Thiền đường Hộ Pháp nằm trong quần thể kiến trúc Phật giáo Thích Ca Phật Đài, có tổng diện tích 1.885m2, trong đó diện tích xây dựng chùa là 220m2 ( ngang 11m, dài 20m). Bốn tấm Bia kinh Chuyển Pháp Luân được tôn trí từ ngoài vào trong chánh điện chùa Hộ Pháp được sắp xếp như sau:
Bia thứ nhất: Được khắc chạm bằng tiếng Anh (do Hòa thượng NaraDa dịch)
Bia thứ hai: Đước khắc chạm bằng tiếng Pali (lời Đức Phật- được Bộ Tôn giáo và Giác ngộ Đạo lý Srilanka cấp giấy chứng nhận là phiên bản đúng của kinh Phật Pali lưu truyền từ cổ xưa)
Trong chánh điện, bên trái:
Bia thứ ba: Được khắc chạm bằng tiếng Việt (do Thượng tọa Thích Giác Trí-Trụ trì chùa Hộ Pháp, dịch)
Bia thứ tư: Được khắc chạm bằng tiếng Trung Quốc (do Hòa thượng Cưu Ma La Thập, đời nhà Đường (Trung Quốc) thế kỷ thứ 7 dịch)
Bia kinh Chuyển Pháp Luân đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục: "Bia Kinh Chuyển Pháp Luân khảm xà cừ bằng bốn ngôn ngữ có kích thước lớn nhất”.
Hiện nay chùa Hộ Pháp không những một thắng cảnh đẹp mà còn là nơi đất Phật linh thiêng, thu hút hàng ngàn phật tử gần xa đến kinh hành niệm Phật cầu sanh...
Ý kiến bạn đọc