Hợp tác quản trị nhân tài Kỷ Lục

Top 100 ngôi chùa nổi tiếng sở hữu kỷ lục Việt Nam: Chùa Hà Trung (Tỉnh Thừa Thiên Huế)

Đăng lúc: Thứ năm - 09/11/2017 15:59 - Người đăng bài viết: Quản trị
Chùa tọa lạc ở xã Hà Trung, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế, cách trung tâm thành phố khoảng 30km về hướng Nam. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
 
 
 
Tuy là ngột ngôi chùa làng, song chùa Hà Trung thuộc loại danh lam cổ tự trong lịch sử Phật giáo xứ Huế.
 
http://kyluc.vn/Userfiles/Upload/images/152-Toan%20canh%20chua.jpg
 
Chùa do Thiền sư Nguyên Thiều tạo dựng vào hậu bán thế kỷ XVII, là ngôi Quốc tự thời chúa Nguyễn. Chùa còn giữ nhiều pháp khí, tượng cổ, đặc biệt là pho tượng Bồ tát Quan Thế Âm bằng đá cao 2,46m được các nghệ nhân Trung Hoa đầu thời Thanh chạm trổ tinh xảo (do Tổ Nguyên Thiều thỉnh về tôn trí tại chánh điện); tượng đức Phật Di Đà bằng gỗ phủ sơn; tượng Bồ tát Địa Tạng bằng đồng; đại hồng chung đúc năm 1762 (ở chùa Phổ Thành đưa về).
 
Chùa Hà Trung tọa lạc tại xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện sở hữu kỷ lục: Ngôi chùa có tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng sa thạch xưa và lớn nhất Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập.

Top 100 Ngôi chùa nổi tiếng sở hữu kỷ lục Việt Nam (P11): Chùa Thánh Duyên - Thừa Thiên Huế

Chùa Thánh Duyên là một ngôi cổ tự nằm trên núi Túy Vân, cách thành phố Huế khoảng 40km. Chùa có cổng tam quan quay về hướng Đông Nam, phía trước là biển Đông, chếch bên trái là cửa Tư Hiền, phía Tây là núi Bạch Mã, Trường Sơn, dưới chân bao quanh là một vùng đầm phá Cầu Hai - Đá Bạc, phía chính Đông là núi Linh Thái.
Chùa do chúa Nguyễn Phúc Chu (1675 - 1725) xây dựng vào năm 1692. Đến năm 1836, vua Minh Mạng (1820 - 1840) cho xây mới toàn bộ ngôi cổ tự trên nền móng cũ và đặt tên cho ngôi chùa 3 gian 2 chái này là Thánh Duyên. Chùa xây dựng theo phong cách kiến trúc "trùng thiềm điệp ốc” với bố cục chùa (Thánh Duyên) - Gác (Đại từ) - Tháp (Điền Ngự), thể hiện tư tưởng Tam giáo đồng nguyên.
 
http://kyluc.vn/Userfiles/Upload/images/thanh%20duyen.jpg
 
Vào thời Minh Mạng, nhà vua cho đúc bộ tượng Thập bát La Hán bằng đồng với những nét điêu khắc tuyệt vời của nghệ thuật đúc đồng vào thế kỷ 19. Đây được xem là bộ sưu tập quý giá vì thể hiện khả năng đúc đồng của nghệ nhân Việt Nam. Mỗi tượng có chiều cao khoảng 55cm, chiều ngang từ 34 đến 42cm đặt trên một đế cao 13cm.
Chùa lưu giữ bộ tượng thập bát La Hán bằng tre được lưu giữ trong chánh điện. Điểm đặc sắc của bộ tượng này được làm bằng tre, cho thấy sự công phu, tinh xảo của các nghệ nhân vào thời vua Minh Mạng. Mỗi tượng có chiều cao khoảng 18cm, chiều ngang từ 5 đến 6cm, đặt trên một đế cao 4cm. 18 pho tượng La Hán này đều được sơn son thếp vàng.
Năm 2008, Chùa Thánh Duyên núi Túy Vân, xã Vinh Hiển, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập hai kỷ lục: 
Ngôi chùa có pho tượng Thập bát la hán bằng đồng xưa và lớn nhất;
Ngôi chùa có bộ tượng Thập bát La Hán bằng tre thếp vàng xưa nhất.
 

Chùa Thiền Tôn (Tỉnh Thừa Thiên Huế)

 

Chùa Thiền Tôn được dựng bên trái núi Thiên Thai, nên còn có tên là Thiên Thai Thiền Tôn Tự.
 
http://kyluc.vn/Userfiles/Upload/images/chua-thuyen-ton-thien-thai-thuyen-ton-tu-1.jpg
 
Nơi đây là nơi Thiền sư Liễu Quán họ Lê, pháp danh Thiệt Diệu, hiệu Liễu Quán đến mở pháp môn và đặt bài kệ: “Thật Tế Đại Đạo, Tánh Hải Thanh Trừng…” để làm pháp hệ truyền thừa và mỗi đời được đặt tên pháp huý theo dòng kệ, cho đến hiện nay đã đến chữ Nhuận. Như vậy từ ngài Liễu Quán chữ Thật đến chữ Nhuận là đã trải qua 12 đời kế thừa dòng pháp và được gọi là Pháp phái Liễu Quán.
 
http://kyluc.vn/Userfiles/Upload/images/DSC_0759.JPG
Thiền sư Liễu Quán sinh năm 1667 và mất năm 1742. Ngài tu học từ nhỏ, là người có trí thông minh phi thường, chí nguyện siêu việt. Cuối thế kỷ 17, ngài từ Sông Cầu (Phú Yên) ra Thuận Hóa. Vào khoảng năm 1708, ngài khai sơn chùa Thuyền Tôn (nay là Thiền Tôn), lúc bấy giờ chỉ là một am tranh. Là người có đạo đức cao siêu, tâm quang sáng rực, chấp nhận hy sinh cho đạo pháp, vì vậy, Thiền sư Liễu Quán đã có một vị trí sáng chói trong lịch sử Phật giáo cuối thời Hậu Lê vì ngài được xem là vị lãnh đạo công cuộc chấn hưng Phật giáo Đàng Trong.
 
http://kyluc.vn/Userfiles/Upload/images/DSC01269.jpg 
Ngài là một người thông thái và cuộc đời của Ngài là một tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Ðương thời, chúa Nguyễn Phúc Chu (1675 - 1725) cảm phục đạo đức và danh tiếng của ngài, triệu ngài vào cung, nhưng ngài muốn giữ sự tự tại ở vùng rừng núi nên đã từ tạ lời thỉnh mà không đến
Chùa Thiền Tôn tọa lạc tại xã Thủy An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế là Ngôi chùa sở hữu kỷ lục Việt Nam: Ngôi chùa phát xuất dòng thiền Liễu Quán đầu tiên của Phật giáo Việt Nam.
 

Chùa Trúc Lâm (Tỉnh Thừa Thiên Huế)

 

Chùa Trúc Lâm xây dựng vào đầu thế kỷ XX (Sư bà Diệu Trường kiến lập năm 1903), đến nay khoảng trên 100 năm nhưng ở Huế vẫn được xem là ngôi chùa trẻ.
 
http://kyluc.vn/Userfiles/Upload/images/thinhsu70.jpg
 
Chùa Trúc Lâm ở về phía tây nam cách thành phố Huế khoảng 5km, tọa lạc trên đỉnh đồi Dương Xuân Thượng thuộc làng Thuận Hòa, xã Thủy Xuân, huyện Hương Thủy.
Chùa do Sư Diên Trường, vị Tỳ Kheo Ni đầu tiên của ni bộ Thuận Hoá xây và thỉnh ngài Giác Tiên thuộc thế thứ 42 dòng Lâm Tế, đời thứ 8 dòng thiền Liễu Quán làm vị khai sơn năm 1903. Ni sư đã xây một ni xá gần đó để tu học. 
 
http://kyluc.vn/Userfiles/Upload/images/164-Mat%20tien%20chua%202001.jpg
 
Chùa Trúc Lâm lưu giữ những cổ vật có giá trị văn hóa, lịch sử và nghệ thuật. Trong đó có bản kinh Kim Cang bằng gấm lót nhiễu điều thêu chỉ ngũ sắc từ thời Tây Sơn.
Bản kinh có chiều dài 4,51m, rộng 0,24m, thêu 7.000 chữ Hán bằng chỉ ngũ sắc trên nền gấm; mặt có chữ màu vàng, mặt không chữ màu điều; được đặt trong một chiếc hòm gỗ trầm có khắc chạm hoa văn rất đẹp dài 29cm, rộng 10cm, cao 7,7cm. Nguồn gốc bản kinh gắn liền với triều đại nhà Tây Sơn và đầu triều các vua Nguyễn. 
 
http://kyluc.vn/Userfiles/Upload/images/kinh-kim-cuong-duoc-theu-bang-chi-ngu-sac.jpg
 
Bản kinh ra đời vào ngày mùng một tháng mười năm Cảnh Thịnh thứ 8 (16.12.1800). Phần lạc khoản ghi tên người thêu là Sư bà Diệu Tâm. Sư bà Diệu Tâm ở Sài Sơn thực hiện trong nhiều năm vào triều Cảnh Thịnh (Tây Sơn). Bản kinh có thời gian được giữ trong dân gian và được sư bà Diệu Không tìm và mua lại. Bản kinh Kim Cang thêu trên gấm là bảo vật quốc gia.
Chùa Trúc Lâm tọa lạc tại xã Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế, sở hữu: Ngôi chùa có bản kinh Kim Cang thêu trên gấm dài nhất.
 
BẠN MUỐN ĐƯỢC TƯ VẤN ĐỂ TỪ CÁC TÀI  NGUYÊN NÀY , BIẾN THÀNH TÀI SẢN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ. HÃY LIÊN HỆ
 Tiến Sĩ MỘC QUẾ
SĐT : 0903704146
EMAIL  : [email protected]
Website : nhatuvanmocque.com
 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Tin tiêu điểm

Hợp tác giữa Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ & Quản lý HASCON với Báo Môi trường & Sức khỏe

Ngày 21/03/2013, Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ & Quản lý HASCON đã gặp gỡ Báo Môi trường & Sức khỏe tại Văn phòng Chi nhánh miền Nam. TS Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội Tư Vấn HASCON, Viện trưởng Viện EEI, và TS Mộc Quế, Phó Tổng biên tập của Báo Môi trường & Sức khỏe đã thảo luận cặn kẽ...

Bộ đếm

  • Phút online: 1.623
  • Tổng lượt truy cập: 24.091.457

Quảng cáo

Liên kết website