Hợp tác quản trị nhân tài Kỷ Lục

Sóc Trăng - Top đặc sản

Đăng lúc: Thứ hai - 13/11/2017 10:30 - Người đăng bài viết: Quản trị
Sóc Trăng - Top đặc sản

Sóc Trăng - Top đặc sản

Top 50 đặc sản:
Top 50 món ăn đặc sản nổi tiếng Việt Nam - P.46: Bánh Cóng (Tỉnh Sóc Trăng)
Bánh cống Sóc Trăng
Mỗi địa phương có thể có cách chế biến đôi chút khác nhau. Tuy nhiên, đến Sóc Trăng, thực khách muốn được thưởng thức loại bánh cống ngon nhất phải tìm đến chợ ven lộ Xoài Cà Nã (Đại Tâm – Mỹ Xuyên), cách thị xã Sóc Trăng khoảng 8km.
Cách làm bánh cống không phức tạp, tất cả phụ thuộc vào bàn tay khéo léo của người đầu bếp trong cách chọn nguyên liệu, pha chế bột, đổ bánh đều và đẹp.
Chiếc khuôn làm bánh cống tròn nhỏ hơn miệng ly uống cà phê đá, chiều cao khoảng 20 cm. Vỏ bánh đư���c làm từ bột gạo tẻ, người làm bánh phải chọn thứ gạo tốt nhất, phải là gạo lúa mùa thơm ngon, sau đó đem ngâm hai đêm rồi mới xay, xay xong lại pha nước muối loãng, ngâm cùng với bột trong cùng một cái hũ khoảng từ một đến hai đêm nữa. Có như thế, vỏ bánh mới đảm bảo yêu cầu. Nhân bánh cống có thành phần gồm tôm, thịt băm, đậu xanh nguyên hạt đã nấu chín, trứng gà. Bí quyết bánh ở đây ngon là thịt heo băm được trộn với củ hành tím – một loại nông sản trồng rất nhiều ở ven biển thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng). Mùi củ hành trong chiếc bánh sau khi chiên chín hòa quyện với rau sống ăn kèm rất ngon.
Món nước chấm cho món bánh cống Sóc Trăng cũng khá đặc trưng, phải là nước mắm chính hiệu cá cơm Phú Quốc, gừng cay nồng giã nhỏ, chanh chua thanh thanh đặc trưng.
Bánh cống Sóc Trăng tuy đơn giản nhưng ít nơi nào có thể bắt chước được bởi đó là món ăn truyền thống độc đáo mà cũng độc quyền của miền đất Sóc Trăng.
Top 50 món ăn đặc sản nổi tiếng Việt Nam - P.46: Bún Nước Lèo (Tỉnh Sóc Trăng)
Nói đến bún, bên cạnh bún cá Châu Đốc, bún nước lèo Kiên Giang, Trà Vinh, người ta không thể quên bún nước lèo Sóc Trăng, bởi đơn giản đây là món bún nằm trong danh sách “đệ nhất” bún của miền Tây Nam bộ.
Nếu các loại bún nước lèo của Tây Nam bộ thường được làm từ nhiều loại mắm như: mắm cá linh, mắm cá sặc… thì điểm đặc trưng của bún nước lèo Sóc Trăng là phải dùng mắm bò hóc.
Món mắm này là loại mắm đặc biệt của người Khmer, và nguyên liệu này không thể thiếu trong món bún nước lèo Sóc Trăng.
Description: Thơm nồng bún nước lèo Sóc Trăng
Để nấu nước lèo, đầu tiên phải rã mắm trong nước sôi, để thịt mắm tan ra hết, sau đó lọc bỏ xương mắm để lấy nước riêng.
Nước lèo ngoài các hương vị như: sả đập dập, ớt… đặc biệt không thể bỏ sót vài tép ngải bún. Ngải bún bên cạnh việc khử mùi tanh của mắm, còn gia tăng hương thơm của nồi nước lèo.
Để cho tô bún đậm đà hơn, nước dùng thường được bỏ thêm xương ống, xương sườn hoặc tôm, hớt bọt để cho nước lèo có độ trong và ngọt, sau đó nấu chung với nước mắm đã lọc xương ở trên. Nhiều nơi còn bỏ thêm nước dừa xiêm vào nên nước dùng có vị thanh rất tự nhiên.
Góp phần vào thành công của món bún nước lèo là loại bún của Sóc Trăng. Bún được làm từ loại gạo dẻo, tốt nhất là gạo mùa, ngâm nước qua đêm rồi xay trong cối đá dạng bột nước. Qua quá trình chế biến, tạo thành những sợi bún trong, dẻo thơm.
Ăn bún nước lèo Sóc Trăng đúng điệu phải có cá lóc luộc, đã bỏ hết xương, tôm tươi lột vỏ, thịt heo quay cắt thành từng miếng và thêm cả bánh cóng Sóc Trăng.
Rau để ăn kèm với loại bún này cũng rất đa dạng như: rau muống bào, bắp chuối thái mỏng, giá, hẹ sống, rau húng, rau quế, chanh và ớt.
Sau khi chần bún qua nước lèo xong, cho vào tô, xếp lần lượt cá, tôm, thịt quay, thêm chút hẹ, giá. Múc nước lèo rưới lên bún. Khi ăn, kèm với rau ghém, chút ớt, chanh để gia tăng hương vị.
Tô bún có mùi thơm của sả, ngải bún, chút mằn mặn, thơm ngọt của mắm và chút giòn của thịt heo quay, dai dai của tôm, mùi hơi hăng của rau thơm.
Những ngày mùa mưa, được thưởng thức một tô bún nước lèo Sóc Trăng nóng hổi, thơm nồng, du khách sẽ thấy ấm lòng hơn…
Bánh In - Sóc Trăng
Bánh được làm từ nguyên liệu chính: gạo nếp, đường cát,nước cốt dừa. Khi chọn nếp phải chọn nếp mới để có được hạt nếp trắng, mới cho được chiếc bánh trắng đẹp và hương vị thơm lừng. Sau khi rang xong, đem nếp đi xay nhuyễn rồi trộn đều với đường cát trắng và nước cốt dừa thành hỗn hợp hòa tan. Tiếp theo, cho hỗn hợp đã trộn đều vào khuôn làm bánh, nén chặt lại cho đều, sau đó lật ngược chiếc khuôn, gõ nhẹ sẽ ra chiếc bánh in trắng phau, thật đẹp mắt. Mùi thơm của nếp mới, vị béo của nước cốt dừa hòa lẫn với vị ngọt của đường, khi thưởng thức cùng với ly trà nóng thì còn gì bằng.
 
ba%CC%81nh%20in


Bánh pía Sóc Trăng
Bánh pía là sản phẩm độc đáo của Sóc Trăng. Thưởng thức vài chiếc bánh cùng với ngụm trà gừng, buôn đôi ba câu chuyện lại thêm ấm lòng du khách. Về Sóc Trăng thưởng thức hương vị bánh pía ngọt thanh và hương thơm nguyên chất của trái sầu riêng, đặc sản của vùng sông nước Nam Bộ. Những chiếc bánh màu vàng cam có hình dáng nhỏ, tròn, lớn vừa phải rất tiện lợi, có thể vừa cầm vừa ăn. Không quá bở, mềm, có một độ dẻo vừa phải để khi ngậm vào miệng không tan ngay.
f0fe11f80e58426e9aaedf576d38af1c
Kỉ lục gia
"Cô gái vàng" của thể thao Sóc Trăng
"Cô gái vàng" là tên gọi mà phóng viên các báo đài thường dùng để nói về chị Mã Thị Mỹ Phượng trong thời gian còn là một VĐV điền kinh của tỉnh Sóc Trăng. Từ đó đến nay, dù đã gần 10 năm trôi qua, bây giờ gặp lại, một lãnh đạo Sở VH-TT&DL tỉnh Sóc Trăng vẫn khẳng định: "Dù không còn thi đấu, nhưng Phượng vẫn là "cô gái vàng" của thể thao Sóc Trăng".
Sinh ra trong gia đình Khmer nghèo, nhà đông anh chị em nhưng chỉ có mình chị là theo nghiệp thể thao. Mọi chuyện bắt đầu từ thời còn học cấp 2. Tại kỳ Hội khỏe Phù Đổng lần thứ nhất năm 1986, khi đang học lớp 9, Phượng gần như độc chiếm ngôi vị đầu các nội dung nhảy cao, ném bóng, nhảy xa ở huyện, rồi ở tỉnh. Do xã Kế Thành, huyện Kế Sách là xã vùng sâu, điều kiện đi lại khó khăn nên dù được tuyển vào đội hình điền kinh của tỉnh nhưng chị phải từ chối vì nhà nghèo và không quen sống xa nhà …
Tuy nhiên, kể từ khi lập được thành tích vang dội đó thì chị chính thức lọt vào "tầm ngắm" của các anh ở Trung tâm TDTT huyện Kế Sách. Qua sự hướng dẫn tận tình và sự định hướng của các anh, năm 1990 chị đã mạnh dạn đăng ký thi vào trường Đại học TDTT Trung ương 2 và đậu ngay.
Thời gian đầu đi học, chốn thị thành phồn hoa đô hội, con gái miền quê, lại là người Khmer như Phượng không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ, lạ lùng, nhất là nỗi nhớ nhà. Phải mất 2 năm chị mới lấy lại cân bằng và tham gia vào đội điền kinh của trường thi đấu tại giải điền kinh SVHS toàn quốc tổ chức tại Huế. Ngay lần đầu ra mắt, Phượng đã rinh về 3 huy chương vàng HCV làm ngỡ ngàng mọi nhà chuyên môn.
Năm 1994, tốt nghiệp ra trường, dù được nhiều sự mời gọi của các đơn vị trường học, Trung tâm TDTT ở TP HCM, nhưng chị một mực từ chối để về phục vụ quê nhà. Năm đầu tiên nhận công tác, Phượng được phân công về phòng nghiệp vụ. Dù bận khá nhiều với công tác chuyên môn, nhưng Phượng vẫn dành thời gian tự tập luyện và tham dự Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ 3 năm 1995 và đoạt HCĐ. Phấn khởi trước thành tích đó, chị tiếp tục nỗ lực, dù không có thầy hướng dẫn nhưng chị vẫn miệt mài tập luyện…một mình để rồi lần lượt tại các Giải vô địch điền kinh toàn quốc năm 1996, Phượng đoạt 2 HCĐ; năm 1997 đoạt 2 HCB và đỉnh điểm là năm 1998 đoạt 2 HCV và 2 HCV tại Giải điền kinh Quốc tế mở rộng.
Bước ngoặt để Phượng khẳng định tên tuổi của mình chính là năm 1999. Trong thành phần đội tuyển điền kinh quốc gia Phượng đã phá kỷ lục quốc gia môn đẩy tạ với thành tích 12m95. Qua năm 2000 tiếp tục phá thêm một kỷ lục quốc gia nữa ở môn ném đĩa với thành tích 39m93.
Song song với những thành tích của riêng mình, tại tỉnh nhà, chị đã đào tạo thành công 2 VĐV trẻ là Nhâm Thành Nhân và Kim Thị Tiền để 2 VĐV này được gọi vào đội tuyển trẻ quốc gia.
Năm 2004, sau thời gian nghỉ sinh con, chị được gọi trở lại để tham gia vào Ban huấn luyện đội điền kinh quốc gia và ngay năm đó, chị đã cho "ra lò" một Nguyễn Thị Yến Trang, VĐV thuộc đơn vị tỉnh Vĩnh Long phá kỷ lục quốc gia của chính chị với thành tích 14m15, rồi hai VĐV của Sóc Trăng là Kim Thị Tiền trở thành kỷ lục gia của môn ném đĩa với thành tích 41m và Danh Thị Mỹ Duyên cũng trở thành kỷ lục gia môn ném lao với thành tích 28,11m.
Với những thành tích ấn tượng đó, nhiều người đã nói vui với nhau rằng, ở Sóc Trăng đã có "cô gái vàng" nay "sinh" ra được nhiều "cô gái vàng" con.
Chính vì lẽ đó mà cuối năm 2007, lãnh đạo ngành TDTT tỉnh đã không ngần ngại trao cho chị nhiệm vụ mới - quyền Trưởng phòng Huấn luyện đào tạo thuộc Trung tâm TDTT tỉnh Sóc Trăng. 
Tin chắc rằng với cương vị này, chị sẽ có điều kiện hơn để cho "ra lò" những chàng trai, cô gái "vàng" mới của Sóc Trăng trong tương lai không xa
 
BẠN MUỐN ĐƯỢC TƯ VẤN ĐỂ TỪ CÁC TÀI  NGUYÊN NÀY , BIẾN THÀNH TÀI SẢN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ. HÃY LIÊN HỆ
 Tiến Sĩ MỘC QUẾ
SĐT : 0903704146
EMAIL  : [email protected]
Website : nhatuvanmocque.com
 
 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Tin tiêu điểm

Các quốc gia nghèo vì đâu? (Phần 2)

Trên thế giới mỗi dân tộc có nền văn hóa riêng mang bản sắc riêng, cho nên xây dựng được thể chế phù hợp cho mỗi quốc gia hay mỗi dân tộc là việc không phải dễ.http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/159620/cac-quoc-gia-ngheo-vi-dau-.html

Bộ đếm

  • Phút online: 1.478
  • Tổng lượt truy cập: 26.183.565

Quảng cáo

Liên kết website