Hợp tác quản trị nhân tài Kỷ Lục

SẢN PHẨM DU LỊCH – KHU KINH TẾ TỈNH NGHỆ AN

Đăng lúc: Thứ năm - 09/11/2017 15:25 - Người đăng bài viết: Quản trị
SẢN PHẨM DU LỊCH – KHU KINH TẾ TỈNH NGHỆ AN

SẢN PHẨM DU LỊCH – KHU KINH TẾ TỈNH NGHỆ AN

1.     Cảng Cửa Lò
http://www.congtrinhthuy.com/2015/12/cang-cua-lo.html
Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất ngày 05/12/1979 Thủ tướng chính phủ cho phép xây dựng Cảng Cửa Lò (Cảng quốc tế), đây là một sự kiện quan trọng của nhân dân tỉnh Nghệ An, là mốc son trên con đường phát triển của Cảng Nghệ Tĩnh. Sau 5 năm xây dựng (1979-1984) Cảng quốc tế Cửa Lò được hình thành với kết cấu hạ tầng bao gồm 2 bến dài 320 m, diện tích bãi cảng rộng 36000 m2, 3 kho có diện tích 22.000 m2, độ sâu luồng -5.0 m đảm bảo cho tàu <10.000 tấn ra vào thuận lợi.
 
Cảng Cửa Lò - CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG NGHỆ TĨNH
 
Năm 1996 Cảng Nghệ Tĩnh được bộ GTVT phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dựng và nâng cấp phát triển Cảng Cửa Lò với tổng mức đầu tư 138 tỷ đồng, bao gồm 2 bến (bến 3 và bến 4, Nhà văn phòng, nhà kho, nhà cân, bãi chứa hàng...) đến tháng 7 năm 2007 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng (bến 3 Cảng Cửa Lò đã đưa vào khai thác năm 2001).
 
 
 Cảng Cửa Lò - CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG NGHỆ TĨNH
 
+ Tiếp tục triển khai thực hiện dự án nâng cấp phát triển Cảng Cửa Lò(xây dựng thêm bến 5, bến 6 và các hạng mục liên quan khác.) 
 
+ Hàng hoá thông qua cảng đạt từ 2.5 đến 3 triệu tấn/năm. 
 
+ Tàu có trọng tải từ 15,000DWT đến 20,000DWT cập cầu cảng Cửa Lò
 
 Cảng Cửa Lò - CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG NGHỆ TĨNH
 
https://3.bp.blogspot.com/-gxy8R0wn29o/Vl696o3wriI/AAAAAAAACx4/YEcqDgJU5wg/s1600/ben%2Bcua%2Blo.PNG
 
2.     Hang Bua
http://www.vanhoanghean.com.vn/dat-va-nguoi-xu-nghe6/dat-nuoc-xu-nghe/hang-bua-truyen-thuyet-va-le-hoi
Hang Bua (tiếng Thái gọi là thẳm Bua) là một thắng cảnh đẹp của miền Tây Nghệ An, trên dãy núi đá vôi “Phà Én” thuộc bản Na Nhàng (Hồng tiến), xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, cách TP Vinh 170 km về phía Tây Bắc. Tên hang được gọi theo tên bản nên có tên là hang Bua. Hang Bua được hình thành trong quá trình kiến tạo địa tầng cách đây hàng triệu năm, từ thuở thời đất mới khai thiên lập địa. Xưa kia, nơi đây là vùng đất trù phú, người dân được thần núi che chở nên cuộc sống yên bình, no ấm, hạnh phúc.
Hang Bua là một thắng cảnh tự nhiên gắn với truyền thuyết lịch sử, phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của của đồng bào dân tộc Thái xưa và là một trong những di tích khảo cổ ở Nghệ An chứa đựng dấu tích văn hóa của nhiều thời đại. Trong lớp trầm tích tìm thấy ở hai cửa hang trước và sau có hóa thạch các loài động vật giống như hóa thạch động vật đã được phát hiện ở Thăm Ồm và các hàng động khác trong vùng, đó là: tê giác, hươu nai, lợn rừng, cheo chèo… Đặc biệt, những người dân địa phương còn nhặt được trong hang hai chiếc rìu đá - loại công cụ đặc trưng của con người thời kỳ đồ đá mới hậu kỳ.  Hang Bua là nơi giao hòa, gặp gỡ của đất trời, là vẻ đẹp kỳ vĩ mà tạo hóa ban tặng cho con người. Trong hang còn lưu giữ nhiều hình khối kỳ thú, tượng trưng những huyền thoại đặc sắc như Thần Núi (Phí - Nu - Phá - Hủng) và thần nước (Phí - Nặm - Huồi - Hạ) giao tranh. Chuyện tình Tạo Khủn - Tinh và nàng Ni (nàng Ni vào hang tìm và chờ đợi người yêu cho đến khi hóa đá)…
Đến hang Bua, ta sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của phong cảnh sơn thủy hữu tình, núi sông, cỏ cây xanh ngát một màu. Cửa chính hang Bua quay mặt về hướng Nam, phía trước là thung lũng Chiềng Ngam rộng lớn, với những bản làng của người Thái sầm uất, yên vui. Đây cũng là nơi gặp nhau của 3 con sông: Sông Quàng, sông Việt và sông Hạt để rồi hợp lưu thành sông Hiếu thơ mộng uốn mình chảy qua các huyện Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn đổ về song Lam cùng xuôi ra biển Đông. Khí hậu nơi đây mát mẻ, cây cối tốt tươi muôn sắc, muôn loài muông thú tụ họp về đây. Hang Bua có 3 cửa: Cửa chính, cửa phụ và cửa sau. Cửa chính và cửa phụ có hình bông hoa sen nên còn được gọi là “Boọc Bua”. Diện tích hang rộng, có thể chứa được hàng trăm người nhảy múa, hát hò. Vào sâu trong hang, ta sẽ được chiêm ngưỡng sự kiến tạo tuyệt vời của tạo hóa: Những hình thù kỳ lạ, những mô đá hình người và những dụng cụ sinh hoạt thời xưa của cư dân Thái như bó lúa, cái liềm…Người xưa kể rằng, trong một trận đại hồng thủy, con người đã vào hang trú ngụ, họ cùng nhau ca hát, nhảy múa, đánh cồng chiêng, thổi sáo để không ngủ gật, như thế sẽ không bị hóa đá theo lời nguyền. Nhưng sức người có hạn, tất cả đều đã hóa đá, vì thế mà trong hang có những hình thù giống những sinh hoạt của người xưa như ông già thổi sáo, bộ cồng chiêng, cây cổ thụ bằng đá tỏa bóng, thửa ruộng hình bậc thang, v.v… Trong hang còn có giếng tiên với nguồn nước mát lạnh, mùa hè khi trời nóng bức, uống một ngụm nước trong hang ta sẽ cảm thấy vô cùng khoan khoái, dễ chịu.
Không chỉ là một thắng cảnh đẹp, hang Bua còn nổi tiếng với hoạt động văn hóa lễ hội sôi động vào đầu xuân. Lễ hội hang Bua có từ lâu đời, đến nay chưa thấy có tài liệu nào cho biết chính xác thời gian ra đời của lễ hội. Nhưng chắc chắn rằng, những nghi thức tín ngưỡng dân gian mà người dân địa phương tiến hành trước hang Bua tạo nên “Hồn cốt” của các lễ nghi sau này, cũng như tục trai gái đầu xuân rủ nhau đi chơi và tình tự trong hang là gốc gác của phần hội. Theo các cụ già kể lại, trước mặt hang Bua có bãi đất bằng phẳng, có cây thị cổ thụ và ngôi đền lớn tên là Tẻn Bò. Hàng năm, vào tháng 1 (lịch Thái), dân bản chọn ngày tốt để cúng tế thần linh, như Thần núi, những người có công khai bản lập mường, những linh hồn người chết trận và hai anh em Cầm Lư, Cầm Lạn là người có công dẫn dắt người Thái đến đây định cư. Năm 1937, vua Bảo Đại đến thăm hang Bua, hội xuân năm đó rất to. Ngoài những trò chơi dân gian có từ trước, người ta còn tổ chức thi người đẹp, thi dệt thổ cẩm.   
http://vanhoanghean.vn/media/images/IMG_0064(1).JPG
Một thời gian dài hội hang Bua không được tổ chức. Sau khi hang Bua được công nhận là danh thắng Quốc gia, bắt đầu từ năm 1997, lễ hội hang Bua được phục hồi và duy trì cho đến ngày nay. Vào các ngày từ 20-23 tháng giêng ÂL hàng năm, hang Bua lại tưng bừng vào hội. Trước khi khai hội, thầy mo làm lễ cầu xin thần núi, thần hang cho phép mở cửa hang để “trai gái được vào chơi, cầu cho thành đôi hạnh phúc, lúa tốt như rừng gianh đầu bản”, rồi mọi người vào hang quét dọn. Sau này, khi có đền thờ mường Chiềng Ngam, còn có các lễ yết cáo, lễ đại tế và lễ tạ diễn ra tại đền nhằm tưởng nhớ công ơn những người có công khai bản lập mường.
Hội hang Bua mang đậm bản sắc của đồng bào Thái với nhiều sinh hoạt văn hóa dân gian cổ truyền của cư dân miền sơn cước, như: chơi hang, ném còn, khắc luống, chơi tọ lẹ, biểu diễn cồng chiêng, nhảy sạp, thi bắn nỏ, thi đi cà kheo, thi hát các làn điệu dân ca: nhuôn, xuối, lăm, khắp; thi người đẹp hang Bua, biểu diễn trang phục truyền thống, thi uống rượu cần. Đặc biệt, trong những năm gần đây, lễ hội hang Bua được tổ chức với quy mô ngày càng lớn và có nhiều nét mới trong tổ chức cũng như trong các hoạt động, tạo điều kiện cho nhân dân, nhất là lớp trẻ tham gia sáng tạo các giá trị văn hóa, đáp ửng nhu cầu hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân và du khách gần xa. Nhiều trò chơi mới được đưa vào hội, như thi đấu bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, đẩy gậy, kéo co, đu quay; chiếu phim; thi văn hóa ẩm thực; thi cuốn hương trầm; thi dệt thổ cẩm; thi cắm trại; thi viết chữ Thái; thi văn hóa rượu cần; tham quan các di tích lịch sử văn hóa trong vùng. Công tác tổ chức mỗi năm một chu đáo, bài bản hơn. Chất lượng các hoạt động cũng được nâng lên qua từng năm.Từng phần thi, mỗi năm cũng có những nét mới tăng nhằm tính hấp dẫn hơn. Ví dụ như phần thi văn hóa ẩm thực, năm thì thi làm mâm cỗ ngày tết, năm thì thi chế biến các món ăn đặc sản truyền thống và thuyết trình ý nghĩa các món ăn cũng là nội dung thi không thể thiếu. Phần thi văn hóa rượu cần cũng có nhiều nét mới, như: uống rượu cần trong cưới hỏi, trong lễ mừng nhà mới, trong lễ hội... với các hình thức diễn xướng khác nhau của các thầy mo, của người làm cham. Việc đưa  nội dung thi thêu dệt, xe sợi, thi đan lát, thi cuốn hương trầm… vào hoạt động của lễ hội cũng là những nét mới nhằm quảng bá, giới thiệu với du khách về nghề truyền thống của Quỳ Châu.
Xuân đã về, hang Bua chuẩn bị vào hội. Được biết, ngoài những hoạt động văn hóa nêu trên, hội hang Bua năm nay sẽ có thêm nét mới, đó là thi kể chuyện dân gian Thái, thi trình diễn kỹ thuật chế biến rượu cần… Nếu chưa một lần đến thì bạn hãy về hội hang Bua xuân này để được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ thú của hang động, được say trong những điệu khèn, những khúc nhuôn, xuối, lăm tha thiết… bên bãi cỏ, trong lều trại, bên ánh lửa bập bùng của nhà sàn…, và nhiều sinh hoạt văn hóa đặc sắc khác.
3.     Hang Thẩm Ồm
http://lendang.vn/destination/hang-tham-om-nghe-an.html
Hang Thẩm Ồm nằm ở địa phận huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Thẩm Ồm có niên đại cách đây khoảng 20.000 năm. Đây là một hang đẹp được thiên nhiên kiến tạo rất đa dạng, có giá trị về mặt khảo cổ học và là một trong những hang động huyền bí nhất Việt Nam



Hang Thẩm Ôm- một hang đẹp được thiên nhiên kiến tạo rất đa dạng



Thẩm Ồm theo tiếng Thái có nghĩa là Hang Lớn. Qua việc khảo sát và khai quật, các nhà khảo cổ học đã phát hiện các hiện vật bằng đá, bằng đồng, các xương và răng động vật hoá thạch và đã minh chứng được đây là nơi cư trú của người Việt cổ cách ngày nay khoảng 20 vạn năm.
 
http://lendang.vn/uploads/articles/articles_1443928045_bcdf9ddcf28ab50abeba4e64c393495b.jpg
Một trong những hang động huyền bí nhất Việt Nam
 
Tại đây các nhà khảo cổ đã phát hiện được nhiều hiện vật minh chứng được người Việt cổ đã từng sinh sống ở đây. Hiện nay hang Thẩm Ồm còn nhiều nét hoang sơ, đang tiếp tục được tu tạo để đón khách du lịch.
 
http://lendang.vn/uploads/articles/articles_1443928106_1f7ac5b8e6f7086bbca3cf688679dfec.jpg
Một số tiêu bản mô phỏng các xương và răng người hoá thạch bằng thạch cao.
 
Địa điểm khảo cổ được phát hiện và khai quật vào năm 1975. Nằm ​​ở độ cao 15m , lối vào phía đông, bám vào các bức tường của các trầm tích hang động . Ngoài ra, có 3  hóa thạch răng và xương động vật hóa thạch. Người Thẩm Ồm là những con người hiện đại đầu tiên và được biết đến sớm nhất ở nước ta.
 
http://lendang.vn/uploads/articles/articles_1443928349_46809dc3cb6bb6c408aeffb0948d192d.jpg
Bên trong hang khá sâu
 
Ở hang Thẩm Ồm có răng người vượn cùng với xương và răng của các động vật thuộc thế Cánh tân như voi răng kiếm, gấu tre, đười ươi lùn… Ở đây cũng đã tìm thấy răng vượn khổng lồ. Đến với Hang Thẩm Ồm bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu về lịch sử của người Việt xưa và khám phá những công cụ dụng cụ và cuộc sống của người xa xưa.
 
4.     Thác Khe Kèm
http://www.baomoi.com/thac-khe-kem-diem-den-du-lich-nghe-an/c/13914015.epi
Cách Thị trấn Con Cuông khoảng 25km, thác Kèm (hay còn gọi là thác Khe Kèm) được coi là một kỳ thú của thiên nhiên ban tặng Vườn Quốc gia Pù Mát.
http://www.dulichvn.org.vn/nhaptin/uploads/images/thackemdiemdulichhapdan.jpg
Thác Khe Kèm (Con Cuông) là điểm du lịch lý thú trong Vườn quốc gia Pù Mát - Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An.
Từ độ cao 500m, độ dốc khoảng 80°, nước từ trên cao đổ mạnh xuống qua ba thang bậc, tung bọt trắng xóa. Nhìn từ xa thác Kèm trông như dải lụa trắng trên nền xanh thắm của Vườn Quốc gia Pù Mát. Con đường vào thác quanh co, uốn lượn và gập ghềnh. Có thể điều đó sẽ làm du khách nản lòng nhưng với những ai vượt qua được chặng đường không ngắn chút nào để được tận mắt chiêm ngưỡng một tạo vật thiên nhiên dành cho Pù Mát hẳn người đó sẽ không cảm thấy tiếc nuối.Từ chân thác nhìn lên, bạn sẽ có cảm giác dòng suối tuôn chảy bất tận trong những dải bọt trắng xóa, chẳng khác một dải lụa trắng buông dài.Hòa trong màu trắng kỳ ảo đó là dòng suối trong vắt, mát rượi cùng tiếng ca của muôn loài chim. Phía trên và hai bên thác là cả một thảm thực vật với hàng trăm loài hoa quanh năm khoe sắc. Mỗi mùa có một loài hoa nên tạo cho du khách có cảm giác như lạc vào vườn hoa đại ngàn.Dưới chân thác là khe nước dài với những phiến đá phẳng lỳ như những chiếc bàn lớn làm chỗ nghỉ chân cho du khách.Cũng tại chân thác, là những hồ nhỏ có độ nông, sâu khác nhau tạo nên một bức tranh phong cảnh thiên nhiên tuyệt vời.Về mùa hè, nhiệt độ tại khu vực Thác là 200C rất mát mẻ. Vào buổi sáng, du khách có thể hòa mình vào thiên nhiên dịu mát của thác Khe Kèm trong cái nắng nóng oi bức đặc trưng của miền Trung.
Du khách có thể thỏa thích vui chơi bên dòng thác để tận hưởng không khí mát mẻ và môi trường trong lành của tự nhiên, rồi uống rượu cần, ăn cơm lam hay xem những điệu múa lăm của đồng bào dân tộc Thái. Du khách có thể men theo đường mòn lên đỉnh thác, thỏa sức ngắm cảnh núi rừng. Trên đường vào thác Kèm, ấn tượng đọng lại trong du khách về vẻ đẹp của Pù Mát là tiếng nước chảy ở đập Phà Lài, ở màu đỏ như phượng vĩ trên những tán cây hai bờ sông Giăng. Hai bên bờ cây cối rậm rạp, đậm vẻ hoang sơ với điểm nhấn là dãy núi đá vôi hùng vĩ, điểm xuyết những màu sắc sặc sỡ của các loài phong lan và làn nước trong xanh dịu mát. Từ ngã ba cầu Khe Diêm trên QL 7, đi dọc theo đường vào vùng Môn Sơn, Lục Dạ của huyện Con Cuông khoảng 3 km, du khách sẽ gặp suối Mọc. Khác với những dòng suối khác, dòng nước ở đây cứ như đội lên từ lòng đất, trong veo ùn chảy làm tan biến cái nóng thiêu đốt của mùa hè./.
5.     Rừng Săng Lẻ
http://www.pumat.vn/Tuy%E1%BA%BFn%C4%91i%E1%BB%83mdul%E1%BB%8Bch/R%E1%BB%ABngs%C4%83ngl%E1%BA%BB.aspx
Xuất phát từ trụ sở Vườn Quốc Gia Pù Mát dọc lên tuyến Tương Dương - Kỳ Sơn. Nằm cách trụ sở chính của VQG Pù Mát khoảng 40km là xã Tam Đình (Tương Dương) nói đến xã Tam Đình bởi ở đó có một điểm du lịch hấp dẫn. Ai đi qua cũng phải dừng chân ghé lại để chiêm ngưỡng và thưởng thức không khí trong lành. Rừng Săng Lẻ một điểm tham quan được rất nhiều người biết đến. 
Đến đây du khách sẽ thấy một màu xanh trùng điệp của lá cây pha lẫn với màu trắng bạc của thân cây Săng Lẻ, một số du khách khi tham quan rừng Săng Lẻ đã không nén nổi cảm xúc về cảnh đẹp thơ mộng nên đã sáng tác nhiều bài thơ, nhiều ca khúc ngợi ca vẻ đẹp của núi rừng miền tây nam xứ Nghệ, cảm nhận và choáng ngợp trước vẻ đẹp của khu rừng nguyên sinh nên họ đã tặng cho rừng Săng Lẻ cái tên thơ mộng “Thung lũng xanh”.
http://www.pumat.vn/Portals/0/Baiviet/rungsangle.jpg
Rừng Săng Lẻ với diện tích 70 ha (trong đề án mở rộng diện tích tới 300 ha) khu rừng này được đưa vào diện quản lý từ năm 1964 hiện nay vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp tự nhiên. Cuộc sống của người dân nơi đây rất bình yên, mùa hè thời tiết nắng nóng nhưng khu rừng này như một cỗ máy khổng lồ điều hoà khí hậu mát mẻ trong lành. Về mùa mưa, lũ thường xuyên xuất hiện nhưng người dân nơi đây vẫn bình yên vì có một khu rừng luôn che chắn khi bão lũ tràn về, chống xói mòn đất đai và lưu giữ nguồn nước cho người dân bản xứ. Đến tham quan du khách sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của núi rừng, như nghe được những khúc nhạc rừng đang ngân lên bản hợp xướng rộn ràng của thiên nhiên tươi đẹp, khiến cho du khách cảm thấy dễ chịu. Cây Săng Lẻ thay màu, đổi lá và toả bóng mát quanh năm. Khu rừng này là một đại gia đình cây Săng Lẻ thuộc họ Bằng Lăng, tên gọi Săng Lẻ là tên địa phương, còn tên khoa học là Lagerstroemiatomentsa Presl. Màu hoa tím thường nở vào mùa hè. Du khách nào chọn thời điểm mùa hè tham quan thì sẽ thấy đây như là một thung lũng xanh rực trời hoa tím. Giữa cái nắng của mùa hè oi ả khi đặt chân tới đây du khách sẽ thấy như đang bước vào một thế giới hoàn toàn khác biệt, hướng mắt nhìn lên từng ánh nắng xuyên qua kẽ lá như thể các giải ngân hà đang chiếu sáng một miền quê sơn cước bình yên và thơ mộng. Nếu được thả hồn thư giãn trong bầu không khí mát dịu này chắc chắn du khách sẽ cảm thấy nhẹ nhõm trong lòng. Hai bên đường với những hàng cây có độ cao từ 30 - 40m đứng sừng sững như thách đố với thời gian, tiếp đó là những cây cao 20 - 30m thuộc tầng thứ 2 là loài cây thấp hơn rồi đến các loại cây gai dây leo và tầng cuối cùng là thảm cỏ, rêu, dương xỉ. Những cây Săng Lẻ màu trắng nhạt với những tàn lá màu vàng đỏ nổi lên giữa bầu trời trong xanh như tạo thêm cho khu rừng một nét đẹp thanh bình và huyền bí. Thật yên tĩnh đến nỗi có thể nghe rõ cả tiếng lá rơi xào xạc, tiếng suối chảy róc rách đang hoà cùng tiếng chim thánh thót, tất cả tựa như một bức tranh hoàn mỹ của thiên nhiên. Đứng giữa rừng Săng Lẻ chúng ta có thể nhận ra một số loài cây quen thuộc, nhưng có rất nhiều loài cây mà ngay đến các nhà khoa học cũng không biết tên chúng là gì, bởi lẽ chủng loại các loài thực vật trong rừng (nhiệt đới) nhiều vô kể, cũng chính vì điều này mà tăng thêm phần thu hút khám phá đối với khách du lịch nước ngoài đến nghiên cứu khoa học.
Rừng Săng Lẻ như một bức tranh tài hoa của một hoạ sỹ vô hình nào đó đã kỳ công phác hoạ điểm tô cho bức tranh khổng lồ này càng thêm hùng vĩ và có hồn. Đẹp hơn nữa là những giỏ Phong Lan kiêu kỳ vẫn ẩn mình trên những cành cây cao tít khiến cho bức tranh thiên nhiên ấy càng trở nên sinh động hơn. Chiêm ngưỡng cảnh vật ở đây ta thấy được cái vẻ đẹp tưởng chừng như hoang sơ ấy lại đang làm mê đắm lòng người, khích lệ lòng người yêu thiên nhiên hơn. Du khách sẽ lại thấy mình được thả hồn theo những âm thanh của núi rừng, màu sắc của cỏ cây hoa lá. 
Rừng Săng Lẻ là điểm hấp dẫn khách du lịch đến tham quan, cắm trại, picnic,...cho tất cả cá nhân, tập thể nào khi đi du lịch. Đến đây chắc chắn khu rừng này sẽ gợi cho du khách thú ham thích tìm hiểu khám phá những điều kỳ thú còn ẩn chứa trong rừng.
Vốn dĩ khu rừng này luôn dữ được vẻ nguyên sơ vốn có của nó là nhờ tinh thần và trách nhiệm của những ngời sống xung quanh khu rừng là bà con người dân tộc Thái bản Quang Thịnh cuộc sống của họ rất tình cảm, đạm bạc và hiếu khách. Nếu quý khách có nhu cầu giao lưu rượu Cần với đồng bào người Thái đêm nay tại thôn bản để khám phá cuộc sống của họ, ở đó du khách sẽ được hoà mình vào điệu Săng Khan quen thuộc và nổi tiếng trong các lễ hội của người Thái, thoả sức chiêm ngưỡng các sắc phục rực rỡ và mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, múa hát quanh chum rượu Cần bên ánh lửa bập bùng có tiếng hát, có tiếng chiêng tiếng trống. Tất cả sẽ tạo cho du khách cảm thấy hài lòng khi được sống trong không khí tưng bừng và sôi động nơi đây. 
Để chuyến tham quan trở nên phiêu lưu hơn, du khách có thể dành ra ít phút để khám phá xung quanh rừng Săng Lẻ các hang động kì bí còn ẩn chứa rất nhiều điều bí mật. 
Tham quan rừng Săng Lẻ chiêm ngưỡng và khám phá những vẻ đẹp của núi rừng, hoà nhập với cuộc sống của đồng bào người Thái, ghi lại các hình ảnh đẹp, khám phá và chinh phục được thiên nhiên ở cửa ngõ miền tây nam Nghệ An. 
Cùng với thời gian Pù Mát chắc chắn sẽ một lần nữa được đón chào quý khách, không chỉ đến với rừng Săng Lẻ (Thung lũng xanh) mà Suối Tạ Bó, Thác khe kèm cũng là những điểm đến đầy hấp dẫn.
6.     Vườn quốc gia Pù mát
http://www.pumat.vn/
Tổng quan về Vườn Quốc Gia Pù Mát
http://www.pumat.vn/Portals/0/Baiviet/Primary%20Forest%20-%20Pu%20Mat.pngVườn Quốc Gia Pù Mát nằm ở 18o46’ vĩ độ Bắc và 104o24’ độ kinh Đông thuộc tỉnh Nghệ An. Vườn Quốc Gia Pù Mát nằm trên địa giới hành chính của 3 huyện: Anh Sơn, Con Cuông, và Tương Dương, đường ranh giới phía Nam của Vườn Quốc Gia (VQG) chạy dọc theo đường biên giới Việt Lào. Vườn Quốc Gia Pù nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Lượng mưa trung bình hàng năm ở đây là 1.800mm và nhiệt độ trung bình 23,5oC. 
Nằm trên dải đất miền Trung, Vườn quốc gia Pù Mát có nhiều thuận lợi trong việc phát triển du lịch: diện tích rộng lớn, tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động vật rừng, thực vật rừng mới được khám phá trong thời gian gần đây: 2.500 loài thực vật thuộc 160 họ và gần 1.000 loài động vật... 
Đặc biệt, một khung cảnh thiên nhiên hoang sơ như chưa hề có bàn tay của con người chạm đến: Rừng nguyên sinh thượng nguồn Khe Thơi, Khe Bu, Khe Choăng, Cao Vều... Thác Khe Kèm, suối nước Mọc, sông Giăng, rừng săng lẻ và những nét văn hoá đặc trưng của dân tộc Thái, H'mông, Đan Lai - nét hoang sơ là món quà của thiên nhiên ban tặng cho VQG Pù Mát. 
Nét đặc trưng độc đáo
http://www.pumat.vn/Portals/0/Baiviet/Gallery_02_SaoLa.JPGVới giới khoa học, cái tên Pù Mát không có gì xa lạ bởi đây là một trong những nơi đầu tiên phát hiện loài thú quý hiếm: Sao la. Với diện tích vùng lõi rộng 94.804ha và vùng đệm rộng 86.000 ha, trải rộng trên 3 huyện Tương Dương, Con Cuông và Anh Sơn của tỉnh Nghệ An, Pù Mát chính là nơi ở của người Thái - dân tộc đã sống ở đây nhiều đời. Nét hoang sơ hùng vĩ của núi rừng Pù Mát được pha lẫn với nét văn hoá độc đáo, tinh tế của người Thái. Họ sinh sống ở hầu hết các thôn bản, trong các nhà sàn bằng gỗ với nghề trồng lúa nước. Ở những vùng đồi, họ tham gia trồng cây hoặc đốt nương làm rẫy, trồng màu hoặc các loại cây lương thực khác; chăn nuôi gia súc gia cầm; làm các sản phẩm mây tre đan và dệt vải truyền thống. Vải thổ cẩm của người Thái nổi tiếng về tính độc đáo, màu sắc sặc sỡ và bền đẹp. Giữ truyền thống lâu đời, người Thái sinh sống tập trung theo dòng họ, mỗi cộng đồng dân cư có tín ngưỡng và tập tục riêng, có những lễ hội gắn liền với các mùa bội thu và sản xuất nông nghiệp. Nhảy sạp, uống rượu cần là đặc trưng không thể trộn lẫn trong sinh hoạt thường ngày của người Thái. Chiếm số ít là dân tộc Kinh (chủ yếu sống ở thị trấn Con Cuông) và dân tộc Đan Lai. Người Đan Lai sống tập trung tại 3 bản: Cò Phạt, Bản Cồn và Bản Búng thuộc xã Môn Sơn nằm ở phía Đông Nam của Vườn quốc gia Pù Mát, họ sống và canh tác ở những nơi đất dốc, sinh sống nhờ săn bắn và hái lượm.
Những món quà vô giá của thiên nhiên
Theo tiếng Thái, Pù có nghĩa là đỉnh núi, Pù Mát là đỉnh núi cao nhất trong khu vực (1.841m) và được đặt tên cho Vườn quốc gia. Hiếm có du khách nào chinh phục được đỉnh núi này dù trước đó có thể họ đã đứng dang tay trên đỉnh Phan xi păng. Pù Mát đẹp ở cái hùng vĩ của rừng xanh, ở vẻ nguyên sinh không chút đụng chạm của bàn tay con người. Đến với Pù Mát du khách sẽ được chiêm ngưỡng nét hoang sơ của rừng nguyên sinh với tính da dạng sinh học cao bậc nhất Việt Nam và nhiều thắng cảnh nổi bật.
Đến Pù Mát du khách sẽ được chiêm ngưỡng khu rừng săng lẻ thuần loài cách khu hành chính của vườn khoảng 40km, rộng khoảng 100ha. Đây là khu rừng cổ thụ, cao khoảng 50m và toả bóng mát quanh năm, thuộc xã Tam Đình, huyện Tương Dương. Thiên nhiên ở đây thật kỳ diệu với những tán lá xanh còn đọng những giọt sương vào mỗi buổi sáng, tiếng chim hót chuyền cành khi bình minh lên.
Thưởng thức sự thư giãn vào buổi sáng, du khách có thể hoà mình vào thiên nhiên dịu mát của thác Khe Kèm http://www.pumat.vn/Portals/0/Baiviet/Thac%20Kem.jpg(hay còn gọi là thác Kèm) trong cái nắng nóng oi bức đặc trưng của miền Trung. Cách thị trấn Con Cuông khoảng 20km về phía Nam, thác Kèm hùng vỹ ở độ cao 150m. Rất nhiều nhà khoa học khi nghiên cứu tại đây đã khẳng định thác Kèm là thác nước gần như nguyên sinh nhất ở Việt Nam. Con đường vào thác quanh co, uốn lượn và gập ghềnh. Có thể điều đó sẽ làm du khách nản lòng nhưng với những ai vượt qua được chặng đường không ngắn chút nào để được tận mắt chiêm ngưỡng một tạo vật thiên nhiên dành cho Pù Mát hẳn người đó sẽ không cảm thấy tiếc nuối. Người Thái gọi thác Kèm là Bổ Bố, có nghĩa là dải lụa trắng. Từ chân thác nhìn lên, bạn sẽ có cảm giác dòng suối tuôn chảy bất tận trong những dải bọt trắng xoá, chẳng khác một dải lụa trắng buông dài bất tận. Hoà trong màu trắng kỳ ảo đó là dòng suối trong vắt, mát rượi cùng tiếng ca của  muôn loài chim. 
Trên đường vào thác Kèm, ấn tượng đọng lại trong du khách về vẻ đẹp của Pù Mát là tiếng nước chảy ở đập Phà Lài (hoa của trời), ở màu đỏ như phượng vĩ trên những tán cây hai bờ sông Giăng (cách khu hành chính của vườn quốc gia khoảng 20km). Một điều kỳ lạ gần như hiếm có ở Pù Mát là trên những chiếc thuyền nhỏ rẽ sóng trên sông Giăng, du khách như được trở về với thiên nhiên đích thực, nơi con người chỉ là một phần nhỏ bé của thiên nhiên. Hai bên bờ cây cối rậm rạp, đậm vẻ hoang sơ với điểm nhấn là dãy núi đá vôi hùng vĩ, điểm xuyết những màu sắc sặc sỡ của các loài Phong lan và làn nước trong xanh dịu mát. Nếu du khách mang theo một vài loại quả, hẳn sẽ được gặp được con cháu lão Tôn không chút sợ sệt ra “nhận quà”. Chúng sẽ đu mình trên những cành cây làm nên cảnh tượng như Hoa quả sơn. 
Từ ngã ba cầu Khe Diêm trên quốc lộ 7, đi dọc theo đường vào vùng Môn Sơn, Lục Dạ của huyện Con Cuông khoảng 3km, du khách sẽ gặp suối Mọc. Khác với những dòng suối khác, dòng nước ở đây cứ như đội lên từ lòng đất, trong veo ùn chảy làm tan biến cái nóng thiêu đốt của mùa hè. Về mùa thu, dòng suối có vẻ mát dịu hơn cùng với khí trời. Ngược lại, mùa đông, thiên nhiên ở đây lại ban tặng cho dòng suối một điều kỳ diệu: dòng nước ấm áp vô cùng trong những ngày lạnh giá.
7.     Thác Sao Va
https://www.dulichvietnam.com.vn/ngo-ngang-truoc-ve-dep-thac-sao-va-nghe-an.html
Một di sản thiên nhiên đang nằm trong quy hoạch điểm du lịch hàng đầu của huyện Quế Phong, Nghệ An là thác Sao Va. Một trong những điểm lý tưởng từ lâu đã cuốn hút du khách. Chẳng ai nghĩ ngọn thác, cái hang quanh năm bám lấy bản làng hay những nếp nhà sàn họ vẫn sống, vẫn ngày lại ngày lên xuống lại có thể trở thành điểm du lịch để những người (tạm gọi là du khách) mãi tận đâu tìm đến, thưởng ngoạn, ngắm nghía, chụp ảnh và cả sự trầm trồ.
Những địa danh đầy tiềm năng như Sao Va, Đền Chín Gian, hay các hang núi, khu nhà sàn, kể cả tour du lịch đi các xã vùng biên Tri Lễ, Hạnh Dịch, Thông Thụ có thể trở thành điểm dừng lý tưởng trong hành trình du lịch sinh thái vùng Tây Bắc của tỉnh...
 
thac

Với thế đứng cắt dọc vạt rừng xanh ngắt, ngọn thác thoai thoải uốn lượn, mài mòn từng phiến đá chênh vênh.Dòng nước óng ánh dưới ánh nắng trông hiền hòa chảy dọc đôi bờ đá. Đến với Sao Va, ngọn thác này từng gắn mình với câu chuyện lịch sử của cộng đồng người Thái Tây Bắc.
8.     Di tích Truông Bồn
http://truongbon.vn/?s=8/gioi-thieu/khu-di-tich-truong-bon
 Trong tiếng Nghệ “Truông” là danh từ để chỉ một đoạn đèo dốc chạy giữa hai vách núi hiểm trở. Truông Bồn là một đoạn đèo dốc như thế có chiều dài 5km, độ cao gần 70m trên dãy núi Thung Nưa có đỉnh cao nhất là 450m so với mực nước biển, nằm trên tuyến đường chiến lược 15A hay còn gọi là đường 30- đi qua địa phận xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
      Trên tuyến đường chiến lược này – Cung đường độc đạo Truông Bồn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, bởi là nơi kết nối các huyết mạch giao thông của ta từ hậu phương lớn miền Bắc chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam. Nơi đây, chứng tích hào hùng, bất hủ ghi dấu những chiến công và sự hy sinh oanh liệt của quân và dân ta trong cuộc đấu tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc ta trong thế kỷ 20. Tiêu biểu là những chiến công và sự hy sinh oanh liệt ngày 31 tháng 10 năm 1968 của 13 chiến sĩ thanh niên xung phong “Tiểu đội cảm tử” - “Tiểu đội thép” – “Tiểu đội cọc tiêu sống” Anh hùng thuộc Đại đội Thanh niên xung phong 317, Đội 65, Tổng đội Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu, nước tỉnh Nghệ An.
       Bởi vị trí địa lý quan trọng nối với địa bàn miền Tây Nghệ An, có địa hình hiểm trở, với nhiều dãy núi liên kết với nhau nằm dọc hai bên đường như Núi Voi, núi Mồng Gà, núi Cột Cờ...nên con đường qua Truông luôn giữ được vẻ kín đáo, an toàn, là nơi có địa thế chiến lược để trú chân, ẩn náu. Vì thế, từ khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa Lam Sơn thế kỷ XV, Hoàng đế Quang Trung tiến quân ra Bắc năm 1788 đến Phan Đình Phùng, Trần Tấn, Đặng Như Mai...phất cờ khởi nghĩa Cần Vương cuối thế kỷ XIX đã từng đi qua hoặc chọn vùng đất này làm căn cứ xây dựng lực lượng. Trong phong trào cách mạng 1930-1931, Truông Bồn cũng là chỗ dựa vững chắc cho các hoạt động cách mạng. Tiếp nối truyền thống cha ông, trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Truông Bồn càng phát huy mạnh mẽ vai trò lịch sử và trở thành một địa danh Huyền thoại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta thời hiện đại.
       Và với điều kiện địa lý, Nghệ An là “Hậu phương trực tiếp của tiền tuyến, là cửa ngõ vào Quân Khu IV, là địa bàn triển khai lực lượng khi bước vào chiến đấu”. Nằm trên vùng tuyến lửa Khu IV, tuyến đường chiến lược 15A, có chiều dài gần 200km, tiếp nối từ quốc lộ 1A - giáp với tỉnh Thanh Hóa, đi qua địa bàn các huyện: Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Đô Lương về đến huyện Nam Đàn: Một ngả rẽ về bến phà Linh Cảm, tỉnh Hà Tĩnh; một ngả đi về thành phố Vinh, qua phà Bến Thủy vào Ngã ba Đồng Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là huyết mạch giao thông quan trọng để vận chuyển nhân tài, vật lực chi viện cho chiến trường miền Nam khi máy bay Mỹ ném bom đánh phá, phong tỏa tuyến đường sắt, đường sông, đường biển và quốc lộ 1A đi qua địa bàn Nghệ An. Trên tuyến đường chiến lược này, Truông Bồn là điểm nút giao thông đặc biệt quan trọng.
       Với tầm nhìn chiến lược, Trung ương Đảng, Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo xây dựng tuyến đường chiến lược 15A và tranh thủ mọi lực lượng, thời gian, vận dụng mọi khả năng vận tải đi qua Truông Bồn để chi viện kịp thời cho chiến trường miền Nam.
       Hòng hủy diệt Truông Bồn, cắt đứt mạch máu giao thông của ta, đế quốc Mỹ đã điên cuồng đánh phá. Từ năm 1964 - 1968 chúng đã trút xuống mảnh đất anh hùng này 18.936 quả bom các loại và hàng chục ngàn quả tên lửa, tàn phá 211 thôn, làng dọc tuyến đường, sát hại nhiều người dân xã Mỹ Sơn, xã Nhân Sơn, huyện Đô Lương; phá hủy hàng trăm xe ô tô và hàng trăm khẩu pháo của bộ đội ta; hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân ngành giao thông, dân quân tự vệ bị thương; 1.240 cán bộ, chiến sĩ đã dũng cảm chiến đấu và anh dũng hy sinh.
       Ngược thời gian trở về những năm tháng chiến tranh khốc liệt ngày ấy: Đầu năm 1964, sau khi bị thất bại  trên các chiến trường miền Nam, nhất là thất bại sau “Chiến lược chiến tranh đặc biệt”. Để cứu vãn tình thế, đế quốc Mỹ đã mở rộng “Chiến lược chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và leo thang đánh phá miền Bắc. Mục tiêu chiến lược của chúng là nhằm cắt đứt sự chi viện của ta từ hậu phương miền Bắc đối với chiến trường miền Nam, phá hoại công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đưa Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá.
       Đầu năm 1967, nhất là năm 1968 sau khi bị thất bại nặng nề liên tiếp trên chiến trường miền Nam, đế quốc Mỹ cay cú, điên cuồng ném bom đánh phá miền Bắc. Chúng gọi là chiến dịch “Sấm rền”. Sau khi đánh phong tỏa các tuyến đường sắt, đường sông, đường biển và quốc lộ 1A đi qua địa bàn Nghệ An, chúng đã huy động một lực lượng không quân khổng lồ, với hơn 5.000 lượt máy bay xuất kích từ căn cứ quân sự Utapao (Thái Lan) và đảo Guam (Philipin) ồ ạt trút bom đạn xuống tuyến đường chiến lược 15A. Trọng điểm là chúng tập trung đánh phá Truông Bồn. Bởi vậy, trong thời điểm này có ngày cao điểm máy bay Mỹ đánh phá lên tới 131 lần, Truông Bồn suốt ngày đêm không ngớt tiếng bom đạn.
       Nhưng, bom đạn giặc Mỹ không thể khuất phục được ý chí và quyết tâm sắt đá của quân và dân ta: “Sống bám cầu, bám đường - chết kiên cường dũng cảm”, “Tim có thể ngừng đập - nhưng đường không thể tắc”; “Tất cả cho tiền tuyến - Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” là động lực mạnh mẽ thôi thúc các lực lượng của quân và dân ta làm nên chiến thắng Truông Bồn, làm nên một Truông Bồn Huyền thoại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc ta. Tiêu biểu là những chiến công và sự hy sinh oanh liệt ngày 31 tháng 10 năm 1968 của 13 chiến sĩ thanh niên xung phong “Tiểu đội thép”, “Tiểu đội cảm tử”, “Tiểu đội cọc tiêu sống” Anh hùng thuộc Đại đội Thanh niên xung phong 317, Đội 65, Tổng đội Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước, tỉnh Nghệ An.
       Trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt ấy, nhiều đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và các Bộ, ngành Trung ương cùng với lãnh đạo tỉnh Nghệ An đã về thăm, động viên các lực lượng của quân và dân ta. Đặc biệt, trong năm 1968, thời điểm địch đánh phá Truông Bồn ác liệt nhất, nhưng đồng chí Lê Duẩn - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên – Tư lệnh Đoàn 559, đồng chí Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Phan Trọng Tuệ và các đồng chí lãnh đạo của Tỉnh ủy, Uỷ ban Hành chính tỉnh Nghệ An đã về thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ quyết giữ vững mạch máu giao thông Truông Bồn. Có thể nói, chiến thắng Truông Bồn là đỉnh cao của cuộc chiến tranh nhân dân, là nơi thể hiện sức mạnh tổng hợp của nhiều lực lượng tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu, bao gồm:
       Binh trạm 1 đơn vị vận tải, Tiểu đoàn công binh D30 Quân khu 4; Đại đội công binh 27; Tiểu đoàn 76 tên lửa thuộc Trung đoàn tên lửa 278; Tiểu đoàn 72 tên lửa thuộc Trung đoàn 236; Trung đoàn phòng không 222 Nguyễn Viết Xuân; Tiểu đoàn pháo 37 ly, pháo 12 ly 7 của bộ đội và dân quân tự vệ; Trung đoàn 224 và Trung đoàn 232 pháo cao xạ và hơn 1.500 cán bộ, chiến sĩ của 9 Đại đội Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước, tỉnh Nghệ An; cán bộ, chiến sĩ hạt giao thông 10; lực lượng tự vệ bưu điện và dân quân tự vệ huyện Đô Lương.
       Các lực lượng của quân và dân ta đã bắn rơi nhiều máy bay Mỹ, rà phá hàng ngàn quả bom nổ chậm các loại, đóng góp trên 2 triệu ngày công, đào đắp hàng triệu m2 đất đá, đưa 94 ngàn lượt xe quân sự vượt qua “Truông” an toàn; vận chuyển và giải tỏa hàng triệu tấn hàng, cung cấp hàng chục triệu cây phi lao, cọc tre và các loại gỗ chống lầy - làm cầu cho xe qua; huy động 4.500 xe đạp thồ, 4.500 xe ba gác, 4.500 xe đầu bò, 900 xe cút kít giải phóng hàng vượt qua “Truông” khi bị địch đánh phá phong tỏa.
      Ghi nhận địa danh Truông Bồn, ghi nhận sự cống hiến và hy sinh oanh liệt của các chiến sĩ Truông Bồn, tiêu biểu là sự cống hiến và hy sinh oanh liệt ngày 31 tháng 10 năm 1968 của 13 chiến sĩ Thanh niên xung phong “Tiểu đội thép”, ngày 12 tháng 01 năm 1996, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin có Quyết định số 51/QĐ-BT công nhận di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn. Ngày 23 tháng 9 năm 2008, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có Quyết định số 1304/QĐ-CTN Phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho Tập thể 14 chiến sĩ Thanh niên xung phong Truông Bồn thuộc Đại đội 317, Đội 65, Tổng đội Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước, tỉnh Nghệ An – Trong đó, 11 chiến sĩ nữ và 02 chiến sĩ Nam đã anh dũng hy sinh.
      Với ý nghĩa to lớn đó và được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhằm xây dựng Truông Bồn trở thành “Địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau, ngày 19 tháng 4 năm 2010 UBND tỉnh Nghệ An có Quyết định số 1591/QĐ.UBND-CNXD phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình: Bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử Truông Bồn. Cùng với tỉnh Nghệ An, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Giao thông Vận tải và nhiều cơ quan, đơn vị, tập thể, cá nhân trong và ngoài nước đã đầu tư, quyên góp, ủng hộ xây dựng, tôn tạo Khu di tích trên diện tích 217.327m2 với tổng mức đầu tư 365 tỷ đồng. Sở Giao thông Vận tải Nghệ An là đơn vị được Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An giao làm chủ đầu tư. Công trình được khởi công vào ngày 27 tháng 10 năm 2012. 
      Trong quá trình Sở Giao thông Vận tải Nghệ An triển khai thực hiện Dự án là một thử thách rất lớn, bởi bên cạnh trách nhiệm trước tỉnh, là “áp lực” của sự kỳ vọng của đông đảo nhân dân mong muốn cho Truông Bồn sớm được hoàn thành, trong khi bước đầu còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là về nguồn lực. Nhưng được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An, của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, của Bộ Giao thông Vận tải và của nhiều cơ quan, đơn vị, tập thể, cá nhân trong và ngoài nước – cùng với sự nỗ lực rất lớn của Sở Giao thông Vận tải Nghệ An, đến tháng 4 tháng 2014 một số hạng mục chính của công trình đã hoàn thành. Từ thực tế đó và xét đề nghị của các Sở, ngành, đơn vị liên quan, ngày 16 tháng 4 năm 2014, Uỷ Ban nhân dân tỉnh Nghệ An có Quyết định số 1520/QĐ-UBND thành lập Ban Quản lý Khu di tích lịch sử Truông Bồn nhằm sớm đáp ứng được lòng mong muốn của nhân dân về thăm viếng, tri ân các anh hùng liệt sĩ.
       Tháng 7 năm 2015, công trình được hoàn thành. Ngày 7 tháng 8 năm 2015, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức lễ khánh thành trong niềm vui của nhân dân khắp mọi miền của Tổ quốc và của hàng vạn đại biểu và nhân dân về dự lễ khánh thành.
         Khu di tích lịch sử Truông Bồn được xây dựng, bảo tồn, tôn tạo, gồm 21 hạng mục chính, như sau:
      * Các hạng mục trong khu tưởng niệm và khu lễ hội:
      Khu mộ và nhà che mộ 13 anh hùng liệt sĩ thanh niên xung phong 110m2; nhà tưởng niệm 1.240 anh hùng, liệt sĩ 290m2; nhà hữu vu 25m2; nhà tả vu 25m2; sân, đường nhà che mộ và nhà tưởng niệm 2.121m2; khu đài tưởng niệm các liệt sĩ 5.500m2; sân lễ hội 11.277m2.
       * Khu trưng bày truyền thống và hồ cảnh quan:
      Nhà trưng bày truyền thống 942m2; sân khu vực nhà truyền thống 6.428m2; hồ cảnh quan 10.588m2; cầu dẫn trên hồ cảnh quan dài 72m2 – rộng 3,58m.
       * Các hạng mục khu đón tiếp khách về thăm viếng:
        Nhà điều hành và đón tiếp phía Nam 256m2; nhà bán hàng lưu niệm phía Nam 198m2; nhà dịch vụ tổng hợp phía Nam 237m2; sân khu vực nhà đón tiếp phía Nam 3.955m2; bãi đậu xe phía Nam 5.300m2; nhà dịch vụ tổng hợp phía Bắc 237m2; bãi đậu xe phía Bắc 4.996m2.  
        * Các hạng mục giao thông và công trình khác:
        Đường nội bộ từ khu lễ hội đến khu tưởng niệm dài 690m - rộng 5m; hệ thống đường dạo bộ dài 1.800m - rộng 03m; hệ thống điện chiếu sáng; hệ thống cây xanh, cây cảnh các loại...
        Chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống đã được hồi sinh ngay trên “Tọa độ chết” năm xưa. Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn hôm nay, biểu tượng lịch sử của Thanh niên xung phong Việt Nam, nơi hội tụ linh hồn của 1.240 cán bộ, chiến sĩ đã dũng cảm chiến đấu và anh dũng hy sinh để bảo vệ huyết mạch giao thông Truông Bồn. Trong đó, ngôi mộ tập thể 13 chiến sĩ thanh niên xung phong “Tiểu đội thép”, “Tiểu đội cảm tử”, “Tiểu đội cọc tiêu sống” Anh hùng  hy sinh tại nơi đây ngày 31 tháng 10 năm 1968, chứng tích hào hùng ghi dấu những chiến công và sự hy sinh oanh liệt của 13 chiến sĩ thanh niên xung trong lúc đang làm nhiệm vụ nối liền mạch máu giao thông.
        Ở nơi này, Truông Bồn hôm nay và mai sau, mãi vang vọng những lời ru của đất mẹ như là lời ru của cả dân tộc để linh hồn các chị, các anh được yên giấc ngàn thu. Nơi đây ngày ngày luôn ngát thơm hương hoa của các Đoàn đại biểu và du khách trong và ngoài nước về thăm viếng, tri ân các chị, các anh, những người anh hùng đã “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”!
 
thac
 
Được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vẻ đẹp, lại được con người khoác thêm lớp màn lịch sử, cùng với quần thể hang động, đền và kiến trúc văn hóa vật thể, thác Sao Va đã và đang hứa hẹn là điểm lý tưởng nhất của Quế Phong nếu công tác quy hoạch, xây dựng các công trình phụ trợ du lịch như xây dựng bãi đá nghệ thuật, khu nhà sàn các dân tộc, khu chợ, khu làng nghề, khu cắm trại, vườn chim, vườn phong lan...
 
thac

Đã có thời kỳ thác Sao Va suýt chết khi thủy điện Sao Va tích nước: không chỉ gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp của bà con vùng hạ lưu mà còn ảnh hưởng việc khai thác tiềm năng du lịch của thắng cảnh thác.
 
thac d

Ngoài Sao Va, du khách có thể ngược dốc Phú Phương lên đỉnh Pú Pỏm để đến với Đền Chín Gian, nơi khai lập 9 mường lớn, xem những dấu tích của lịch sử từ những thế kỷ XV còn được mọi người kể lại hoặc được ghi lại trong sử sách. Để chứng kiến các nghi lễ truyền thống như Lễ Rước, Lễ Chém trâu, Lễ Đại tế, Lễ tạ. Hay cũng từ Sao Va xuôi xuống chân núi tiến vào lòng hồ thủy điện Hủa Na, Cửa khẩu Thông Thụ...
 
9.     Đền thờ Quang Trung
http://www.baomoi.com/linh-thieng-den-tho-hoang-de-quang-trung/c/20213352.epi
(Baonghean) - Với mục đích lưu giữ lại những mốc lịch sử có ý nghĩa to lớn về Hoàng đế Quang Trung, ngày 28/4/1962, quần thể di tích danh thắng núi Dũng Quyết và Phượng Hoàng Trung Đô đã được Bộ VH & TT công nhận là Di tích danh thắng cấp Quốc gia.
Được sự đồng ý của Chính phủ, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Nghệ An quyết định khởi công xây dựng đền thờ Hoàng đế Quang Trung vào ngày 15/8/2005; khánh thành vào ngày 7/5/2008 nhân kỷ niệm 220 năm Phượng Hoàng Trung Đô. Xây dựng ngôi đền tại quê cha đất tổ của Hoàng đế Quang Trung và di tích Phượng Hoàng Trung Đô thuộc quần thể danh thắng cấp quốc gia Núi Dũng Quyết và Phượng Hoàng Trung Đô - Vinh là rất phù hợp với ý nghĩa tâm linh và lịch sử.


Đền Quang Trung - điểm đến hấp dẫn của du lịch Thành phố Vinh.
Nằm trọn trong rừng thông thơ mộng với độ cao 97 m so với mực nước biển, Đền thờ Hoàng đế Quang Trung tọa lạc ở núi Dũng Quyết, phường Trung Đô, thành phố Vinh là địa điểm không thể thiếu trong sổ tay du lịch tâm linh của du khách khi về với Nghệ An. Đây còn là địa chỉ đỏ để thế hệ trẻ thăm quan, học tập tìm hiểu về trang sử vẻ vang nhất của lịch sử nước nhà…
Đi lên theo 1 km đường núi quanh co uốn lượn, du khách sẽ được tận hưởng không khí trong lành của thiên nhiên, đất trời. Bước lên hết 81 bậc tam cấp, kiến trúc ngôi đền hiện ra uy nghi bề thế, và cổ kính, tiêu biểu cho kiến trúc đền chùa ở Việt Nam. Đền kiến trúc kiểu nghi môn tứ trụ, gồm 1 cổng lớn và 2 cổng nhỏ đối xứng ở hai bên; cổng lớn được bố trí 2 tầng 8 mái bằng gỗ lim kiểu chồng diêm, cả 3 cổng đều được lợp ngói mũi hài, ở cổng chính hai bên có 2 thần hộ pháp canh giữ đền. Tiếp đó là tấm bình phong tứ trụ được làm bằng đá Thanh Hóa có chạm khắc hoa văn. Sau bình phong là 2 nhà bia ngoảnh mặt vào nhau, song song với trục chính đạo, nhà bia phía bên tay trái gồm 1 trống lớn và bia khắc công trạng Hoàng đế Quang Trung ghi lại những mốc son chói lọi trong sự nghiệp vĩ đại của Hoàng đế.

l Đồng chí Hồ Đức Phớc giới thiệu văn bia tại đền Quang Trung cho Giáo sư - Viện sỹ Hồ Hoàng Mật. Ảnh: Sỹ Minh
Nhà bia phía bên tay phải gồm 1 chuông lớn và bia khắc bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết về Hoàng đế Quang Trung với lòng tự hào dân tộc. Nối tiếp là nhà tả vu và hữu vu gồm 3 gian, 2 chái làm bằng gỗ lim. Nhà hữu vu là nhà đón tiếp đại biểu và các đoàn khách về viếng thăm. Nhà tả vu là phòng trưng bày các tư liệu hiện vật liên quan cuộc đời hoạt động của Hoàng đế Quang Trung và Triều đại Tây Sơn. Giữa 2 nhà là khoảng sân rộng 1.500m2 với vườn cây đại, bồ đề và các chậu cây cảnh hòa chung vào không gian của rừng thông thơ mộng.
Các công ty lữ hành khảo sát đền Quang Trung (TP. Vinh). Ảnh: Đào Tuấn.
Nhà hạ điện, trung điện, thượng điện được xem là trung tâm của toàn bộ ngôi đền, được thiết kế theo hình chữ Tam, cao dần lên. Cả 3 nhà đều được làm bằng gỗ lim, chạm khắc họa tiết theo phong cách thời Nguyễn. Nhà hạ điện có diện tích lớn nhất 180m2 gồm 3 gian, kết cấu 2 tầng mái, giữa hai tầng có bộ chắn song con tiện để thông gió và lấy ánh sáng từ ngoài vào nhằm tăng thêm phần hoành tráng, đồ sộ, cổ kính cho toàn bộ ngôi đền. Khung thờ ở đền được bố trí theo tín ngưỡng thờ phụng truyền thống của người Việt Nam là tiền phật hậu thánh, bàn thờ Phật Thích Ca Mâu Ni được bố trí trang nghiêm ở gian giữa nhà tiền đường, là nơi để các phật tử tỏ lòng thành kính với đức Phật. Phía bên tả là bàn thờ Tứ phủ công đồng và Tam tòa thánh mẫu. Phía bên hữu là gian thờ Trấn thủ Nghệ An thời Tây Sơn Nguyễn Thận.

Kéo co tại Lễ hội Đền Hoàng đế Quang Trung.(Ảnh Thanh Thủy).
Hàng năm đền thờ Hoàng đế Quang Trung có 2 ngày lễ lớn đó là: Ngày 29 tháng 7 âm lịch - ngày giỗ của Hoàng đế Quang Trung và ngày mùng 5 tháng Giêng âm lịch - ngày Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Đặc biệt vào dịp kỷ niệm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa đền thờ Hoàng đế Quang Trung tổ chức lễ phát hành thẻ ấn để phù hộ cầu mong cho mọi người, mọi nhà được bình an may mắn trong năm mới.
Ông Vũ Hồng Đức - Trưởng Ban quản lý đền Hoàng đế Quang Trung cho biết: Lễ giỗ Vua Quang Trung năm nay sẽ diễn ra ngày 31/8/2016 (tức 29/7 Bính Thân ) tại Đền thờ Hoàng đế Quang Trung - Núi Dũng Quyết - phường Trung Đô - thành phố Vinh. Lễ giỗ có hai phần chính: Phần lễ gồm lễ tế, lễ dâng hương, dâng hoa, lễ tạ; Phần hội có biểu diễn võ thuật cổ truyền … Tất cả những hoạt động này đều hướng tới tưởng nhớ công đức Vua Quang Trung, giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ, đồng thời giới thiệu giá trị văn hóa lịch sử đền Hoàng đế Quang Trung tới nhân dân trong và ngoài tỉnh.
thac

Đã bao đời, người Kinh, người Thái, người Mông sống hòa vào thiên nhiên, là nơi từng che chở, nuôi dưỡng không ít bản làng trù phú. Trong nhiều bản Thái ngày nay còn giữ vẹn nguyên được những nếp nhà sàn truyền thống dọc các sườn đồi hay ven bờ suối.

Không chỉ bảo tồn được văn hóa nhà sàn, điệu dân ca, điệu khắp, câu nhuôn mà còn duy trì được nhiều nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát, gìn giữ được những công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt đặc trưng...
 
thac

Du lịch sinh thái cộng đồng vừa là thế mạnh, vừa là hướng đi đúng đắn, phù hợp nhất để du lịch đóng góp ngày càng xứng đáng vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tuy nhiên, mọi việc vẫn đang nằm ở giai đoạn “manh nha”, muốn du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, huyện Quế Phong còn một khối lượng công việc phải làm.

Với thế mạnh có được nguồn lực cả về tự nhiên và văn hóa xã hội, nhưng để khai thác hiệu quả nhằm biến thế mạnh đó trở thành các giá trị vật chất cụ thể, nhằm phát triển kinh tế bền vững, mở rộng giao lưu, gìn giữ và bảo tồn bản sắc văn hóa... huyện Quế Phong cần nhiều điều kiện hơn để có một bước tiến trong hoạt động du lịch cộng đồng.
 
 
BẠN MUỐN ĐƯỢC TƯ VẤN ĐỂ TỪ CÁC TÀI  NGUYÊN NÀY , BIẾN THÀNH TÀI SẢN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ. HÃY LIÊN HỆ
 Tiến Sĩ MỘC QUẾ
SĐT : 0903704146
EMAIL  : [email protected]
Website : nhatuvanmocque.com
 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Tin tiêu điểm

Địa điểm vùng dự án Vành đai Xanh quanh sân bay Quốc tế Long Thành

Địa điểm vùng dự án Vành đai Xanh quanh sân bay Quốc tế Long Thành: 

Bộ đếm

  • Phút online: 1.539
  • Tổng lượt truy cập: 26.182.236

Quảng cáo

Liên kết website