Hợp tác quản trị nhân tài Kỷ Lục

Thanh Hóa - Sản phẩm du lịch

Đăng lúc: Thứ ba - 14/11/2017 15:16 - Người đăng bài viết: Quản trị
Thanh Hóa - Sản phẩm du lịch

Thanh Hóa - Sản phẩm du lịch

SẢN PHẨM DU LỊCH – KHU KINH TẾ
1.     Thủy điện Trung Sơn
http://enternews.vn/thuy-dien-trung-son-phat-dien-may-1.html
THỦY ĐIỆN TRUNG SƠN: PHÁT ĐIỆN TỔ MÁY SỐ 1
 (DĐDN) – Tổ máy số 1 của Nhà máy Thủy điện Trung Sơn tại xã Trung Sơn, huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá đã chính thức phát điện và hoà điện thành công vào lưới điện Quốc gia.
http://enternews.vn/wp-content/uploads/2017/02/DSC_4302-1024x678.jpg
Đây là tổ máy đầu tiên trong số 04 tổ máy của công trình thủy điện Trung Sơn với công suất mỗi tổ máy là 65 MW.
Công trình thủy điện Trung Sơn dự án thủy điện đầu tiên của Việt Nam được Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ tín dụng và được thực hiện bởi Chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn thuộc Tổng công ty phát điện 2 (EVNGENCO2).
Dự án có tổng công suất lắp đặt là 260 MW. Khi đưa vào vận hành, công trình sẽ cung cấp điện năng cho Hệ thống điện Quốc gia với sản lượng điện trung bình năm là 1,018 tỷ kWh, đồng thời góp phần kiểm soát lũ và tưới tiêu cho hạ du sông Mã. Đặc biệt, dự án sẽ tạo ra động lực mới cho phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Thủy điện Trung Sơn là dự án thủy điện hạn chế tối thiểu các tác động về môi trường, xã hội của tất cả các hoạt động thi công, vận hành có liên quan đến dự án. Đặc biệt đời sống người dân bị ảnh hưởng bởi dự án sẽ được cải thiện đáng kể sau khi dự án hoàn thành. Dự án còn mang lại những lợi ích về môi trường vì nó giúp giảm phát thải khí nhà kính (GHGs) so với các nhà máy điện có cùng quy mô hoạt động bằng nhiên liệu hóa thạch.
2.     Resort FLC Sầm Sơn
http://kyluc.vn/tin-tuc/van-hoa-nghe-thuat/resort-flc-sam-son-thiet-lap-hai-ky-luc-viet-nam
 
(Kyluc.vn) Nằm tại vị trí hiếm có là nơi giao thoa giữa biển và dòng sông Mã, giáp khu du lịch biển Sầm Sơn, FLC Samson Beach & Golf Resort được xây dựng trở thành một nơi nghỉ ngơi và giải trí bậc nhất cả nước.
 
Đại dự án cũng bao gồm khu quần thể văn hóa - du lịch FLC với nhiều hạng mục như khu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp.
 
Được quản lý bởi Serenity Holding Groups, đơn vị quản lý khách sạn và resort đẳng cấp thế giới với các thương hiệu như A La Carte, Fusion Maia..., khu quần thể này hứa hẹn sẽ là điểm đến tuyệt vời cho mọi kỳ nghỉ.
 
http://kyluc.vn/Editor/assets/0000000000%20A%20KYLUC/99%20flc.jpg
 
Hầu hết các khu resort nghỉ dưỡng đều thiết kế bể bơi riêng cho các căn villas nhằm tạo cảnh quan nên thơ, lãng mạn cũng như sự tiện nghi, thoải mái cho du khách. Tuy nhiên, con số 152 bể bơi tại Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn khiến nhiều người không khỏi trầm trồ. Ấn tượng của "quần thể bể bơi” không chỉ ở số lượng lớn mà còn bởi sự độc đáo của mỗi bể bơi nơi đây.Đầu tiên phải kể đến là bể bơi nước mặn ngoài trời với tổng diện tích hơn 5.000 m2.
 
Nằm ở vị trí chính giữa quần thể dự án với hướng nhìn thẳng ra biển, bể bơi này hiện đang được xem là bể bơi nước mặn lớn nhất Việt Nam. Toàn bộ hệ thống 600 phòng nghỉ tại quần thể này đều sở hữu một hướng nhìn bao trọn bể bơi.Với hệ thống công nghệ lưu dẫn, nước biển sẽ được đưa từ độ sâu 10 m vào bể, lọc tuần hoàn. Nước biển trong tại bể bơi này không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào, và độ mặn của nước biển ở mức thích hợp cùng hàm lượng vi khoáng cao, được xem là điều kiện lý tưởng để chăm sóc làn da.
 
Resort có tới 152 bể bơi ở đâu? 1
 
Bể bơi nước mặn có diện tích hơn 5000 m2, nằm trong vòng cung của khách sạn À La Carte Sầm Sơn.
 
Bên cạnh đó, Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn còn được trang bị một hệ thống các bể bơi cá nhân nằm gọn trong không gian của các căn villas hay bungalow. Toàn bộ bể bơi ở đây đều hết sức nên thơ, lãng mạn và riêng tư. Con số 152 bể bơi tại quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn - bao gồm trong nhà lẫn ngoài trời - có thể nói là ít thấy, không chỉ ở các khu resort nghỉ dưỡng Việt Nam, mà cả khu vực Đông Nam Á.
tri
3.     Hoằng hóa (phát triển kinh tế biển)
 
http://thanhhoa24h.com/xa-hoi/hoang-hoa-phat-trien-kinh-te-bien-gan-voi-xay-dung-nong-thon-moi.html
 
 
Hoằng Hóa: Phát triển kinh tế biển gắn với xây dựng nông thôn mới
Để đạt mục tiêu năm 2020 trở thành huyện nông thôn mới, Hoằng Hóa xác định trong các năm tới kinh tế biển vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn để ưu tiên phát triển, gắn với phát triển du lịch, dịch vụ.

Hoằng Hóa là huyện đồng bằng ven biển có bờ biển dài 12 km và hai cửa lạch chính là Lạch Trường và Lạch Hới. Huyện có 42 xã đang triển khai Xây dựng nông thôn mới, trong đó có 8 xã ven biển, 6 xã bãi ngang.
 
http://medias.thanhhoa24h.com/img/big/hoang-hoa-phat-trien-kinh-te-bien-gan-voi-xay-dung-nong-thon-moi-1.jpg
Biển Hải Tiến đã trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách mọi miền.

Xác định phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân là trọng tâm trong xây dựng nông thôn mới, những năm qua huyện đã chọn phát triển kinh tế biển là mũi nhọn nhằm tạo bước đột phá mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn… 

Để đánh thức, khơi dậy tiềm năng du lịch của vùng biển hoang sơ, huyện Hoằng Hóa đã chủ động trình UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt quy hoạch khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến. Năm 2012, huyện tổ chức Khai trương lần đầu du lịch sinh thái biển Hải Tiến, qua 6 mùa du lịch, đến nay Hải Tiến đã trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách mọi miền. 

Theo ông Lê Xuân Thảo, Giám đốc Khách sạn Ánh Phương, Khu du lịch biển Hải Tiến (Hoằng Hóa): Khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp Giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2004.

Thời điểm đó, khu vực này con hoang sơ với những đồi cát trắng và xương rồng mọc chi chít, gần như không có người ở. Nhận thấy tiềm năng du lịch lớn từ khu vực này, nhiều doanh nghiệp đã tổ chức hội thảo và thống nhất tăng cường đầu tư vào khu vực này để cải thiện hơn nữa đời sống của nhân dân.

Năm 2010, đã có 7 công ty đầu tư hệ thống nhà nghỉ, khách sạn, khu vui chơi giải trí tại khu vực này với quy mô gần 3.000 phòng, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho hàng nghìn lao động tại địa phương. 

Cũng theo ông Thảo, hiện khu vực biển Hải Tiến có khoảng 230 bè mảng của ngư dân. Trước đây khi chưa làm du lịch, hải sản đánh bắt được đều bán cho đầu nậu, lái buôn hoặc phải chuyển đi nơi khác tiêu thụ.Nhưng hiện nay, nhờ phát triển du lịch nên bà con có thể bán ngay tại chỗ.

Bên cạnh đó, bên ngoài khu du lịch, hàng trăm hộ Gia đình ở các xã vùng du lịch cũng đã mạnh dạn đầu tư nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, phát triển các loại hình dịch vụ du lịch phục vụ du khách. Người dân đã chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, tập trung vào sản xuất các loại rau màu phục vụ du lịch kết hợp với khai thác và nuôi trồng hải sản cung cấp cho khu du lịch.

Các sản phẩm nông nghiệp như: ngô, khoai, mía, rau sạch, rượu Ngọc Chuế (Hoằng Yến), nước mắm Khúc Phụ (xã Hoằng Phụ), hải sản tươi sống… được các Công ty du lịch ký hợp đồng thu mua với nhân dân địa phương. Theo tính toán, thu nhập bình quân của các hộ dân mỗi mùa du lịch từ 50 - 100 triệu đồng, hơn hẳn làm nông nghiệp như trước đây.


http://medias.thanhhoa24h.com/img/big/hoang-hoa-phat-trien-kinh-te-bien-gan-voi-xay-dung-nong-thon-moi.jpg
Nuôi trồng thủy sản cũng là ngành kinh tế mũi nhọn mà huyện Hoằng Hóa hướng tới.

Ngoài phát triển du lịch biển, nuôi trồng thủy sản cũng là ngành kinh tế mũi nhọn mà huyện Hoằng Hóa xác định đầu tư để góp phần xây dựng nông thôn mới.Với diện tích nuôi nước mặn, nước lợ ổn định gần 1.500 ha, nhân dân đã nuôi các loài có giá trị kinh tế cao như ngao, tôm, cua, rau câu... trong đó có trên 50 ha nuôi thâm canh được đầu tư hiện đại cho năng suất từ 18 - 20 tấn/ha/vụ nuôi.

Các xã đã chuyển đổi mô hình nuôi độc canh con tôm sú sang nuôi đa canh, đa con, đa thời vụ theo hình thức quảng canh cải tiến và bán thâm canh đem lại hiệu quả cao, ổn định. 

Cơ sơ hạ tầng vùng nuôi tiếp tục được đầu tư, dịch vụ hậu cần có bước phát triển, bến cá Hoằng Trường được đầu tư và đang tiếp tục xây dựng bến cá Hoằng Phụ. Cụm công nghiệp Hoằng Phụ đã công bố điều chỉnh quy hoạch để kêu gọi đầu tư nhằm từng bước hoàn thiện chuỗi khai thác hậu cần, dịch vụ nâng cao hiệu quả kinh tế thủy sản và phát triển triển kinh tế, xã hội vùng biển.

Các sản phẩm chế biến thủy sản tiếp tục được duy trì và phát triển. Huyện đã xây dựng được nhãn hiệu tập thể đối với sản phẩm nước mắm Khúc Phụ và một số sản phẩm chế biến hải sản khác... 

Ông Phạm Đình Tuy, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa cho biết: Năm 2011, Hoằng Hóa mới đạt 6,7 tiêu chí/xã, 8 xã vùng biển bình quân đạt 5,75 tiêu chí/xã. Sau 5 năm triển khai xây dựng nông thôn mới, Hoằng Hóa đã đạt bình quân 15 tiêu chí/xã tăng 8,3 tiêu chí. Đến nay, Hoằng Hóa có 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới và kế hoạch năm 2016, sẽ có 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Để đạt mục tiêu đến năm 2020 trở thành huyện nông thôn mới, huyện Hoằng Hóa xác định trong các năm tới kinh tế biển vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn để ưu tiên phát triển, gắn với phát triển du lịch, dịch vụ.

Huyện tiếp tục phát huy tiềm năng, lợi thế của từng xã và sự liên kết trong vùng nhằm phát triển nhanh, bền vững với các lĩnh vực mũi nhọn và đột phá đó là khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá; du lịch và dịch vụ phục vụ du lịch. Đối với các xã vùng biển, huyện khẩn trương rà soát và lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến năm 2020.
 
http://kyluc.vn/Editor/assets/0000000000%20A%20KYLUC/99%20Facade%202.jpg
 
Resort có tới 152 bể bơi ở đâu? 3



 
Một điểm đáng chú ý nữa của FLC Sầm Sơn là hệ thống bể bơi nước nóng trong nhà.Với hệ thống bể bơi này, du khách hoàn toàn có thể nghỉ dưỡng ở biển vào giữa mùa đông. Cùng với những tiện ích, dịch vụ đồng bộ khác, như spa, khu vui chơi giải trí trong nhà và ngoài trời, sân golf 18 hố…, các bể bơi bốn mùa chính là điều kiện để FLC Sầm Sơn thu hút du khách trong nước và quốc tế đến với Sầm Sơn vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.
 
http://kyluc.vn/Editor/assets/0000000000%20A%20KYLUC/99%20tong%20the_mat%20bang2D%281%291.jpg
 
Tổng thể mặt bằng của FLC Sầm Sơn
 
Tổ chức Kỷ lục Việt Nam chính thức công bố kỷ lục: Resort có bể bơi nước mặn lớn nhất và Resort có nhiều bể bơi nhất tại Việt Nam của Công ty CP Tập đoàn FLC .
 
 
4.     Cầu hàm rồng
https://www.dulichvietnam.com.vn/viet-nam/thanh-hoa/cau-ham-rong-bieu-tuong-xu-thanh.html
 
Cây cầu sắt đầu tiên nối liền núi Hàm Rồng với núi Ngọc mang hình bán nguyệt soi mình xuống dòng sông Mã oai hùng.
Cùng Du Lịch Việt Nam tìm hiểu danh lam thắng cảnh ở Thanh Hóa nổi tiếng này nhé.

Vị trí: Di tích thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá, cách thành phố 3km về phía bắc, trên trục quốc lộ 1A.
Đặc điểm: Là quần thể danh lam thắng cảnh - di tích lịch sử văn hoá gắn liền với chiến công hiển hách của quân và dân Thanh Hóa trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
 
Cầu Hàm Rồng
Cầu Hàm Rồng biểu tượng lịch sử nổi tiếng ở Thanh Hóa
Tour du lịch Sầm Sơn | Vé máy bay đi Thanh Hóa | Khách sạn Thanh Hóa

Danh thắng Cầu Hàm Rồng biểu tượng lịch sử nổi tiếng của vùng đất xứ Thanh anh Hùng. Đi du lịch Thanh Hóa dọc đường quốc lộ 1A du khách sẽ được chiêm ngưỡng Cầu Hàm Rồng lịch sử vắt nang qua dòng sông Mã anh hùng. Trong chiến tranh leo thang đánh phá miền Bắc nước ta, không quân Mỹ đã tập trung đánh phá cầu Hàm Rồng, nhằm cắt đứt huyết mạch giao thông quan trọng, ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho chiến trường lớn miền Nam. Các máy bay do thám của không quân Mỹ xác định: Từ Hà Nội vào đường mòn Hồ Chí Minh có 60 điểm tắc, trong đó, Hàm Rồng được xem là một “điểm tắc lý tưởng”, là “đầu mút của khu vực cán xoong”. 

Chiến thắng Hàm Rồng đã trở thành một niềm tin và ý chí thể hiện sức mạnh của cả dân tộc quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.Tuy nhiên, đây mới chỉ là chiến thắng mở đầu cho cuộc chiến suốt hàng nghìn ngày đêm để bảo vệ cầu Hàm Rồng, giữ vững huyết mạch giao thông quan trọng của đất nước.
 
Cầu Hàm Rồng lung linh sắc màu về đêm
Cầu Hàm Rồng lung linh sắc màu về đêm

Ngày nay, Cầu Hàm Rồng thu hút khách du lịch đến tham quan tìm hiểu về danh thắng nổi tiếng này. Theo kinh nghiệm đi du lịch Sầm Sơn trên đường đến Sầm Sơn du khách có thể dừng chân ghé thắm Cầu Hàm Rồng lịch sử nổi tiếng.Danh thắng nổi tiếng từ lâu đã trở thành niệm tự Hào của người dân xứ Thanh.
Cầu Hàm Rồng là tượng đài về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân và thanh niên Việt Nam; một biểu tượng trước toàn thế giới về sự thất bại của chính sách xâm lược và hiếu chiến của đế quốc Mỹ”-Ông M.Da-ga-ren, Ủy viên Bộ Chính trị ÐCS Mỹ.
 
http://thanhhoacity.gov.vn/vn/DichVuVaDuLich/Lists/DiTichDanhThang/View_Detail.aspx?ItemID=9
 
“Cầu Hàm Rồng là tượng đài về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân và thanh niên Việt Nam; một biểu tượng trước toàn thế giới về sự thất bại của chính sách xâm lược và hiếu chiến của đế quốc Mỹ”-Ông M.Da-ga-ren, Ủy viên Bộ Chính trị ÐCS Mỹ.
Trong chiến tranh leo thang đánh phá miền Bắc nước ta, không quân Mỹ đã tập trung đánh phá cầu Hàm Rồng (tỉnh Thanh Hoá), nhằm cắt đứt huyết mạch giao thông quan trọng, ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho chiến trường lớn miền Nam. Các máy bay do thám của không quân Mỹ xác định: Từ Hà Nội vào đường mòn Hồ Chí Minh có 60 điểm tắc, trong đó, Hàm Rồng được xem là một “điểm tắc lý tưởng”, là “đầu mút của khu vực cán xoong”.
http://thanhhoacity.gov.vn/ckfinder/userfiles/images/Cau%20HRONG.jpg
 
Đúng 13h chiều 3/4/1965, từng tốp máy bay phản lực với đủ các loại F8-RF10, F105 dồn dập lao vào đánh phá Hàm Rồng. Cả bầu trời Hàm Rồng vang lên tiếng gầm rú của máy bay địch, mặt đất rung chuyển bởi những loạt bom hạng nặng dội xuống. Trước đó chỉ mấy giờ, máy bay Mỹ đã mở cuộc tấn công ồ ạt vào cầu Đò Lèn (Hà Trung) cũng trên Quốc lộ 1A, cách cầu Hàm Rồng không xa, thực hiện ý đồ phong toả lực lượng và cô lập Hàm Rồng để tấn công dứt điểm.
Trong ngày 3/4/1965 – ngày đầu tiên đối đầu với sức mạnh không lực Hoa Kỳ, quân và dân ta đã bắn rơi 17 máy bay địch trên bầu trời Hàm Rồng, cổ vũ to lớn cho quân và dân ta trong cuộc kháng chiến trường kỳ.
http://thanhhoacity.gov.vn/ckfinder/userfiles/images/Cau%20HRONG3.jpg
Bị thất bại nặng nề, ngày 4/4/1965, Mỹ đã huy động hàng trăm chiếc máy bay, điên cuồng trút bom đạn xuống Hàm Rồng và vùng phụ cận như Phà Ghép, Khoa Trường, Văn Trai... Trong trận này, phía ta điều động 2 tàu chiến của bộ đội Hải quân và Biên đội Míc 12 của Không quân Việt Nam. Sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả của các lực lượng chiến đấu đã tạo nên “trận đồ bát quái” vây chặt lũ giặc trời.
Đến 17h, trận chiến đấu vô cùng ác liệt kết thúc, quân và dân Hàm Rồng đã bắn rơi 30 máy bay Mỹ, nâng tổng số máy bay Mỹ bị bắn rơi trong 2 ngày 3 và 4/4/1965 lên 47 chiếc, làm nức lòng quân dân cả nước và bạn bè quốc tế. Đây là kỷ lục về thành tích tiêu diệt máy bay Mỹ trên bầu trời miền Bắc.
http://thanhhoacity.gov.vn/ckfinder/userfiles/images/Cau%20HRONG2.jpg
Chiến thắng Hàm Rồng đã tiếp thêm niềm tin, ý chí và sức mạnh của cả dân tộc quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.Tuy nhiên, đây mới chỉ là chiến thắng mở đầu cho cuộc chiến suốt hàng nghìn ngày đêm để bảo vệ cầu Hàm Rồng, giữ vững huyết mạch giao thông quan trọng của đất nước.
Với thế trận hiệp đồng giữa bộ đội phòng không- không quân và dân quân tự vệ, quân và dân Hàm Rồng bám chắc trận địa, nhả đạn vào lũ giặc trời.
5.     Lễ hội cầu Ngư
http://www.baomoi.com/le-hoi-cau-ngu-xa-ngu-loc-thanh-hoa/c/21665362.epi
 
Lễ hội cầu ngư là một hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng mang tính chất cộng đồng dân cư chặt chẽ, những phong tục tập quán, quy ước trong lễ hội được quy định nghiêm ngặt. Đây là một lễ hội được đánh giá có quy mô và sức lan tỏa lớn không những ở huyện Hậu Lộc mà còn ảnh hưởng đến ngư dân các huyện Hoằng Hóa, Nga Sơn, Thanh Hóa.
Lễ hội cầu ngư là một hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng mang tính chất cộng đồng dân cư chặt chẽ, những phong tục tập quán, quy ước trong lễ hội được quy định nghiêm ngặt. Đây là một lễ hội được đánh giá có quy mô và sức lan tỏa lớn không những ở huyện Hậu Lộc mà còn ảnh hưởng đến ngư dân các huyện Hoằng Hóa, Nga Sơn, Thanh Hóa.

Lễ rước Long Châu thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương
Theo các cụ cao niên trong làng, lễ hội cầu ngư ở vùng Diêm Phố xưa và Ngư Lộc nay xuất hiện từ thời Lê, trải qua nhiều thế kỷ vẫn được bảo tồn và phát huy giá trị. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của xã, đồng thời, cũng là lễ hội lớn nhất và đặc trưng nhất vùng ven biển xứ Thanh. Lễ hội cầu ngư được tổ chức thường xuyên hằng năm vào các ngày từ 21 đến 24/2 âm lịch, do toàn bộ nhân dân xã Ngư Lộc tham gia.
Nghệ nhân Phạm Văn Hùng cho biết: Trong các công việc chuẩn bị cho lễ hội thì việc làm Long Châu là quan trọng hơn cả vì đây là vật thiêng dùng để cúng tế chính trong suốt thời gian diễn ra lễ hội. Long Châu thực chất là một chiếc thuyền rồng, được làm bằng luồng, nứa, giấy màu, xốp và phẩm màu, được sử dụng như một chiếc thuyền thờ hình rồng mô phỏng chức năng và quyền lực của các thần vùng sông biển và chứa đựng những lễ vật cùng với lời thỉnh nguyện của người dân, mong phù hộ cho họ trong cuộc sống trên biển khơi.
Khi mọi công tác chuẩn bị đã xong, sáng ngày 21/2 âm lịch, tại các đền, chùa ở trong xã đều lần lượt được mở cửa, bắt đầu các thủ tục thắp hương dâng lễ, các đội tế vào tế. Đến sáng hôm sau (22/2), các đội tế, phường bát âm, phường khiêng kiệu, các bản hội, hội đồng kỳ mục, các chức sắc trong làng, trưởng các dòng họ đã có mặt tại đền Thánh Cả để làm thủ tục rước kiệu. Đoàn rước được tổ chức khởi kiệu rất sớm từ đền Thánh Cả đến bãi “đất Phúc” (nay là trung tâm văn hóa xã). Sau khi làm lễ tế cầu mát, cầu an tại đây, các dòng họ, nhân dân và du khách thập phương lần lượt vào cúng lễ và chiêm bái, cho đến chiều ngày 24/2 thì kết thúc bằng lễ hóa tiễn Long Châu về biển. Trong các ngày diễn ra lễ hội, đồng thời với việc tổ chức lễ tế, phần hội cũng diễn ra sôi nổi với nhiều trò diễn như: Trò câu mực, thi đan lưới, thi hò đối, thi đánh cờ người...
Lễ hội cầu ngư là một hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng mang tính chất cộng đồng dân cư chặt chẽ, những phong tục tập quán, quy ước trong lễ hội được quy định nghiêm ngặt. Đây là một lễ hội được đánh giá có quy mô và sức lan tỏa lớn không những ở Hậu Lộc mà còn ảnh hưởng đến ngư dân các huyện Hoằng Hóa, Nga Sơn, được thể hiện rõ nét trong những nghi thức, nghi lễ trang nghiêm, long trọng và những trò chơi đầy ý nghĩa gắn liền với phong tục, tập quán của ngư dân lấy việc đánh cá làm nguồn sống chính của mình. Ngoài ý nghĩa lịch sử, lễ hội còn chứa đựng nội dung sâu sắc về mặt văn hóa – xã hội.Đây cũng là dịp để nêu cao tinh thần làng xã, kết nối cộng đồng. Phần hội không chỉ là các hoạt động vui chơi giải trí của cộng đồng mà còn là dịp để người dân thể hiện tài năng giữa các thôn trong làng, tăng cường rèn luyện thể chất và lòng dũng cảm, biểu dương lực lượng, sức mạnh của cư dân nhằm gắn kết cộng đồng làng xã. Lễ hội là dịp để người dân Hậu Lộc nói chung và người dân xã Ngư Lộc nói riêng tưởng nhớ công đức to lớn của các vị thần, phật. Đồng thời còn là dịp để người dân gửi gắm vào đó những khát vọng về nghề đánh cá, ra khơi vào lộng, được gió lặng, sóng yên, khát vọng về mùa màng, về cuộc sống thanh bình cùng với ước mong được các vị thần phật phù trợ, che chở, gia ân công đức, ban phúc cho muôn dân được ấm no, hạnh phúc. Là nơi tái hiện không gian văn hóa truyền thống của một làng cổ ven biển, tái hiện các phong tục tập quán cũng như các nghi thức, nghi lễ truyền thống của người dân cùng các trò chơi dân gian, văn hóa dân gian và các tri thức dân gian khác...
Hằng năm, lễ hội cầu ngư thường xuyên thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương tham dự, với 81 dòng họ, 450 chiếc tàu đánh cá của xã Ngư Lộc đều về tham gia lễ hội, với đám rước dài khoảng 2 km và hàng trăm hương án của nhân dân bái lạy Long Châu suốt dọc đường rước về lễ đài, thể hiện lễ hội này là của nhân dân, do nhân dân sáng tạo, hưởng thụ, thực hành tín ngưỡng với lòng ước mong có cuộc sống tốt đẹp. Bên cạnh đó, lễ hội thể hiện khát vọng của người dân làng Diêm Phố với triết lý “sống hòa – người với biển” mà bao đời cha ông truyền lại.Lễ hội còn phản ánh tín ngưỡng tâm linh và sắc thái văn hóa biển cần phải được bảo tồn và phát huy giá trị của nó trong cuộc sống hôm nay.
Đồng chí Nguyễn Văn Ngữ, Chủ tịch UBND xã Ngư Lộc cho biết: Từ khi ra đời đến nay, lễ hội cầu ngư có sức sống mạnh mẽ trong cộng đồng dân cư, thể hiện được bản sắc văn hóa, tinh thần của người dân Diêm Phố xưa và Ngư Lộc ngày nay. Nhận thức được điều này, chính quyền và người dân địa phương đã không quản công sức và tâm huyết cùng với các ngành chức năng của tỉnh đang đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây chính là thể hiện sự quan tâm, chỉ đạo của chính quyền địa phương và cũng là biện pháp tốt nhất nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của lễ hội cầu ngư./.
6.     Thành nhà Hồ
http://kyluc.vn/tin-tuc/top-viet-nam/top-5-thanh-co-noi-tieng-cua-viet-nam-p-2-thanh-nha-ho-thanh-hoa
 
(Kỷ lục) - Thành nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) là kinh đô nước Đại Ngu (quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ), nằm trên địa phận nay thuộc tỉnh Thanh Hóa. Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, có giá trị và độc đáo nhất, duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới
http://kyluc.vn/Userfiles/Upload/images/Thanh_nha_H-21065.jpghttp://kyluc.vn/Userfiles/Upload/images/800px-Tay_Do_castle_South_gate(1).JPG
 
Thành còn có tên gọi là Tây Đô hay Tây Giai thuộc 2 xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc. Vào thời nhà Trần, Hồ Quý Ly đã chỉ huy việc xây dựng thành năm 1397.
Thành qua thời gian trên 6 thế kỷ đã bị bào mòn và có chỗ bị sạt lở, nhưng di tích tường thành chỗ còn lại vẫn dày khoảng 4-6m, chân thành rộng khoảng trên 20m. Bốn cửa thành xây theo kiểu vòm cuốn, bằng đá, riêng cửa Nam là cửa chính có ba cổng ra vào, dài trên 34m, cao hơn 10m. Hào bao quanh thành cho đến nay vẫn còn có đoạn rộng khoảng 10-20m và La thành bảo vệ vòng ngoài.Theo sử liệu, trên thành còn xây tường bằng gạch mà khảo cổ học đã phát hiện khá nhiều, trên nhiều viên gạch còn khắc tên đơn vị các làng xã được điều động về xây thành.Ngoài ra còn nhiều kiến trúc khác, trong đó đàn Nam Giao xây trên sườn phía Tây Nam núi Đốn Sơn bằng đá quy mô khá lớn. Hiện các kiến trúc cung điện, tường gạch bên trên thành cùng các bộ phận bằng gạch, gỗ bị sụp đổ, hủy hoại và tòa thành cũng không tránh khỏi có phần bị sạt lở, nhưng gần như tổng thể kiến trúc bằng đá vẫn tồn tại.
Thành gần giống hình vuông (870m x 883m), xây bằng đá xanh. Mặt ngoài thành ốp đá có độ dài trung bình 1,5m, cao khoảng 0,8 - 1m, bên trong ốp bằng đất, có 4 cổng xây kiểu vòm cuốn bằng đá khối rất lớn: Tiền – hậu – tả - hữu lần lượt theo hướng Nam – Bắc – Tây – Đông. Quanh thành được bao bọc bởi hào sâu, vào phía trong là vết tích của một cung điện uy nghi tráng lệ. Theo các tài liệu, Thành nội có các công trình kiến trúc như: điện Hoàng Nguyên, cung Nhân Thọ, cung Phù Cực, Đông cung, Đông Thái miếu, Tây Thái miếu…
 
http://kyluc.vn/Userfiles/Upload/images/ky-bi-doi-rong-da-mat-dau-o-thanh-nha-ho.jpg
 
http://kyluc.vn/Userfiles/Upload/images/gieng-vua-600-tuoi-o-thanh-nha-ho-thanh-hoa-2434.jpg
 
Tuy nhiên, hiện nay Thành nội chỉ còn lại một số di tích và di vật như: phần tường thành, bốn cổng thành, dấu tích các hồ nước, đôi rồng bậc thềm làm bằng đá với những nét điêu khắc rất tinh xảo, nền móng kiến trúc Thành nội, đường lát đá Hoa Nhai, bi đá, đạn đá, đồ gốm sứ, khuôn viên cổng Nam và các hiện vật có giá trị đặc trưng cho văn hóa Trần - Hồ.
 
 
7.     Cây đèn hình người quỳ
http://kyluc.vn/tin-tuc/danh-muc-de-xuat/doc-dao-phien-ban-bao-vat-quoc-gia-cay-den-hinh-nguoi-quy-bang-dong-tai-thanh-hoa
(Kỷ lục - Vietkings) Cặp đèn hình người quỳ được thực hiện theo phương pháp đúc đồng thủ công mỹ nghệ gia truyền, trọng lượng mỗi tượng 177kg, cao 125cm, đường kính lớn nhất 143cm.
Từng được biết đến là nghệ nhân thực hiện Trống đồng đánh ngang 2 mặt đúc bằng phương pháp thủ công đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 8/2010 đến tháng 8/2011 với đường kính mặt 99cm, đường kính bụng 135cm, dài 145cm, nặng 613kg đặt tại Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng - Tỉnh Thanh Hóa.
http://kyluc.vn/Userfiles/Upload/images/trong-dong.jpg
 
Vừa qua, nghệ nhân Nguyễn Bá Châu đã thực hiện cặp tượng đồng phiên bản bảo vật quốc gia Cây đèn hình người quỳ thuộc nền văn hóa Đông Sơn bằng đồng với kích thước lớn theo đặt hàng của Công ty TNHH MTV Thương mại Bia Thanh Hóa để cung tiến, lưu giữ tại Chùa Đông Sơn (P.Hàm Rồng, TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).
http://kyluc.vn/Userfiles/Upload/images/03.jpg
 
http://kyluc.vn/Userfiles/Upload/images/02(1).jpg
 
Cặp đèn hình người quỳ được thực hiện theo phương pháp đúc đồng thủ công mỹ nghệ gia truyền. Trọng lượng mỗi tượng 177kg, cao 125cm, đường kính lớn nhất 143cm, bằng vật liệu đồng hợp kim. Cặp đèn hình người quỳ được nghệ nhân Nguyễn Bá Châu hoàn thiện trong hơn 11 tháng cùng 6 cộng sự.
http://kyluc.vn/Userfiles/Upload/images/01(1).jpg
 
http://kyluc.vn/Userfiles/Upload/images/04.jpg

Nghệ nhân Nguyễn Bá Châu bên các tác phẩm của mình
 
Dự kiến, kỷ lục Đôi tượng đồng phiên bản Cây đèn hình người quỳ lớn nhất Việt Nam sẽ được trao tại Thanh Hóa vào ngày 1/9 tới.
 
Bảo vật Cây đèn hình người quỳ là được biết đến là một trong 30 hiện vật đầu tiên được Thủ tướng công nhận là bảo vật quốc gia. Đèn cao 40 cm, rộng 27 cm, nặng 1,9 kg, có niên đại khoảng 1.700-2.000 năm. Cây đèn được phát hiện trong ngôi mộ số 3 ở Lạch Trường (Thanh Hóa), mang hình tượng một người đàn ông mình trần, đóng khố, hai tay nâng đĩa đèn trong tư thế quỳ. Trên đầu tượng được gắn vương miện, tóc để chỏm. Hai vai và sau tượng gắn 3 chữ S, mỗi chữ S đỡ một đĩa đèn và gắn một hình người đang quỳ. Trên hai đùi và đằng sau người đàn ông có 4 nhạc công cũng ở tư thế quỳ, hai nhạc công đang thổi sáo. Đây là cây đèn hình người lớn nhất trong số ít cây đèn cùng loại, thể hiện kỹ thuật đúc khéo léo và phản ánh thẩm mỹ cao của cư dân cổ thời kỳ hậu văn hóa Đông Sơn.
 
 
 
BẠN MUỐN ĐƯỢC TƯ VẤN ĐỂ TỪ CÁC TÀI  NGUYÊN NÀY , BIẾN THÀNH TÀI SẢN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ. HÃY LIÊN HỆ
 Tiến Sĩ MỘC QUẾ
SĐT : 0903704146
EMAIL  : [email protected]
Website : nhatuvanmocque.com
 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Tin tiêu điểm

CUỘC TRÒ CHUYỆN THÚ VỊ

  Nhân dịp kỷ niệm ngày Doanh Nhân Việt Nam (13/10),ngày thành lập Hội Nông Dân Việt Nam (14/10),ngày thành lập Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam(20/10),nhà báo Đức Thành-thư kí tòa soạn Tạp Chí Doanh Nghiệp-Doanh Nhân và Thương Hiệu của hội khoa học phát triển nguồn nhân lực - nhân tài...

Bộ đếm

  • Phút online: 1.467
  • Tổng lượt truy cập: 19.983.303

Quảng cáo

Liên kết website