Hợp tác quản trị nhân tài Kỷ Lục

Thanh Hóa - Biển đảo

Đăng lúc: Thứ ba - 14/11/2017 14:26 - Người đăng bài viết: Quản trị
Thanh Hóa - Biển đảo

Thanh Hóa - Biển đảo

BIỂN ĐẢO
1.     Biển Sầm Sơn
http://baotintuc.vn/kinh-te-bien-dao/thanh-hoa-dua-du-lich-bien-dao-tro-thanh-san-pham-mui-nhon-20170302073650993.htm
Du lịch biển, đảo hiện chiếm khoảng 60% hoạt động của ngành du lịch xứ Thanh. Để du lịch phát triển nhanh và bền vững, tỉnh Thanh Hóa xác định du lịch biển, đảo sẽ trở thành sản phẩm du lịch mũi nhọn của tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
Theo đó, tỉnh Thanh Hóa phấn đấu mục tiêu đến năm 2025, sản phẩm du lịch mũi nhọn được hình thành rõ nét, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ hiện đại, chất lượng, hấp dẫn khách du lịch; đến năm 2030, sản phẩm du lịch mũi nhọn trở thành sản phẩm có vị trí quan trọng trong vùng Bắc Trung Bộ và cả khu vực Bắc Bộ, thúc đẩy tối ưu các sản phẩm du lịch khác thành những mũi nhọn mới. 

Thanh Hóa cũng đề ra mục tiêu cụ thể đối với loại hình du lịch biển là đến năm 2020 đón được 8.400.000 lượt khách (khách quốc tế là 248.000 lượt), phục vụ 17.500.000 ngày khách, tổng thu ước đạt 16.500 tỷ đồng; đến năm 2030 đón 22.000.000 lượt khách (khách quốc tế là 1.250.000 lượt), phục vụ 51.600.000 ngày khách, tổng thu ước đạt 88.500 tỷ đồng. 
http://media.baotintuc.vn/2017/03/02/07/34/DLbien.jpg
Bãi biển Sầm Sơn thu hút đông đảo du khách. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
 
Để đạt được mục tiêu trên, Thanh Hóa sẽ phát triển sản phẩm du lịch bằng tư duy đột phá, tập trung vào việc đổi mới quản lý, nâng cấp dịch vụ - đa dạng hóa sản phẩm nhằm thay đổi định vị trong thị trường về sản phẩm du lịch biển Thanh Hóa là một điểm đến đẳng cấp, hiện đại, hấp dẫn. 

Ngoài ra, Thanh Hóa sẽ thực hiện các giải pháp về quản lý, cơ chế chính sách, quy hoạch, xúc tiến và huy động vốn, nhân lực, tuyên truyền quảng bá một cách đồng bộ và hiệu quả. Hiện Thanh Hóa có các khu du lịch biển trọng điểm như: Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa, Nam Sầm Sơn, Nghi Sơn - đảo Mê. 

Bên cạnh sản phẩm mũi nhọn là biển đảo, để tập trung đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, tỉnh Thanh Hóa cũng chọn sản phẩm văn hóa tâm linh là thế mạnh, sản phẩm sinh thái - cộng đồng là hỗ trợ.

Để tiềm năng thực sự trở thành nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư; tuyên truyền, quảng bá “hình ảnh du lịch Thanh Hóa” ở trong nước và nước ngoài; tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch theo hướng mở rộng không gian phát triển du lịch, khai thác thế mạnh về du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, lịch sử và du lịch sinh thái.
 
2.     Biển Hải Tiến
http://linhtruongxanh.com/tin-su-kien/bien-hai-tien-va-nhung-kinh-nghiem-tong-hop-khi-du-lich-bien.html
Biển Hải Tiến nằm trên bờ biển thuộc địa phận 4 xã Hoằng Hải, Hoằng Tiến, Hoằng Thanh và Hoằng Trường, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá.
Biển Hải Tiến như một nét chấm phá trong bức tranh sơn thủy hữu tình dọc bờ biển, nó khác biệt với những biển khác ở xứ Thanh.Nơi đây được biết tới với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, thuần khiết. 
Biển Hải Tiến
 
Biển Hải Tiến có bờ biển dài, cát mịn còn rất nguyên sơ

Những kinh nghiệm tổng hợp khi du lịch Biển Hải Tiến

 
Biển Hải Tiến có bãi biển thoải dài, ẩn chứa nét hoang sơ, cảnh quan tự nhiên hấp dẫn, nơi đây không chỉ có biển xanh, cát trắng, nắng vàng cùng những rặng dừa xanh, rừng phi lao bát ngát mà dưới bàn tay tài hoa và trí tuệ của con người, nhiều cơ sở hạ tầng du lịch đẹp, sang trọng và hiện đại được xây dựng đã biến vùng đất cát hoang sơ trở nên đẹp nên thơ và lãng mạn. Đến với Biển Hải Tiến mùa hè của du khách sẽ thực sự có ý nghĩa, du khách sẽ được khám phá và tận hưởng những giây phút thoải mái, thú vị cùng bạn bè và người thân. Điều thú vị là du khách có thể lựa chọn cho mình những biệt thự riêng biệt hay khách sạn tiêu chuẩn với dịch vụ chất lượng cao như: Khu nghỉ dưỡng Eureka Linh Trường Xanh, biệt thự Hải Tiến, biệt thự Hoa Hồng, biệt thự Hướng Dương, khách sạn Sao Biển, khách sạn Ánh Phương, vườn Thảo Linh…
Eureka Linh Trường Xanh không chỉ là điểm đến du lịch tuyệt vời trong mùa hè mà còn là nơi nghỉ dưỡng thu hút khách suốt cả mùa đông với những dịch vụ đặc biệt, độc đáo và các tour du lịch dọc vùng đất văn hóa anh hùng. Đến với khu nghỉ dưỡng Eureka Linh Trường Xanh, du khách còn được tắm mình trong vùng đất có nhiều trầm tích văn hóa như Đền thờ Long Vương, đảo Hòn Nẹ. được xây dựng trên diện tích hơn 6ha trong tổng khu du lịch hơn 40ha, bao gồm 72 biệt thự song lập sang trọng, và hơn 90 căn hộ hiện đại với đầy đủ tiện nghi. Tất cả công trình kiến trúc ở đây đều hướng ra biển. )

 

Đến với du lịch Biển Hải Tiến du khách có thể tham quan nhiều di tích lịch sử nổi tiếng như: 

 
+ Đền thờ Tô Hiến Thành, làng cổ Hoàng Bột,
+ Đền thờ Trạng Quỳnh tại làng Bột Thượng (xã Hoằng Lộc);
+ Chùa Vĩnh Gia (Hoằng Phương) hiện đang lưu giữ 54 sắc phong của các triều đại vua phong.
+ Đền thờ các nhân thần và nhiên thần như: Triệu Quang Phục, Lê Phụng Hiểu, Trần Khát Chân, Lương Đắc Bằng, Lương Hữu Khánh, Tô Hiến Thành...;
+ Các di tích lịch sử cách mạng như: Tượng đài Lão quân Hoằng Trường anh hùng - Nơi các cụ bắn rơi máy bay Mỹ, cồn Ba cây, cồn Mã Nhón - nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa 24/7 giành chính quyền sớm nhất tỉnh…trên địa bàn huyện Hoằng Hóa. .
+ Từ bãi biển, du khách có thể ngược dòng sông Mã về thăm Lạch Hới, Cồn Trường nơi có khu rừng bần, sú vẹt; qua bến Nguyệt Viên, bến Hàm Rồng thăm núi Ngọc, núi Rồng, động Tiên Sơn, hồ Kim Quy... Trên dòng sông Mã anh hùng du khách lắng nghe những điệu hò mang đặc trưng của dân ca xứ Thanh, vừa thưởng thức văn hóa ẩm thực đặc sắc của vùng sông nước.
 
Khu nghỉ dưỡng Eureka Linh Trường
Khu nghỉ dưỡng Eureka Linh Trường
 
Kinh nghiệm đi du lịch Hải Tiến, Đến với Hải Tiến cùng với Sầm Sơn là trung tâm, là điểm tiếp nối khám phá nhiều địa danh lịch sử, văn hóa và danh thắng thiên nhiên của mảnh đất xứ Thanh:
 
+ Di sản thế giới Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc);
 + Khu di tích lịch sử Lam Kinh (Thọ Xuân); 
+ Suối cá thần Cẩm Lương (Cẩm Thủy);
 + Vườn Quốc gia Bến En (Như Thanh); 
+ Khu du lịch sinh thái Pù Luông (thiên đường giữa đại ngàn vùng Quan Hóa - Bá Thước);
 + Động Từ Thức (Nga Sơn) 
+ Động Tiên Sơn Hàm Rồng (TP Thanh Hóa)...
Đến với khu du lịch biển Hải Tiến, ngoài việc tắm biển, thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên, hít thở không khí trong lành thì việc thưởng thức đặc sản là thú vui không thể bỏ lỡ .
 Du lịch Biển Hải Tiến có đặc sản gì ? 
Đến Hải Tiến du khách sẽ có cơ hội thưởng thức nhiều đặc sản địa phương cùng những hải sản tươi ngon vô cùng nổi tiếng của vùng biển nơi đây. Theo kinh nghiệm du lịch Hải Tiến bạn không nên bỏ qua một số món ăn ngon vô cùng hấp dẫn như:
1. Nem Chua Thanh Hóa.
Nem chua Thanh Hóa
Đặc sản nem chua biển Hải Tiến


Theo kinh nghiệm du lịch Hải Tiến nem chua là một đặc sản một nét đặc trưng của xứ Thanh, bạn có thể tìm thấy nem chua ở khắp mọi nơi ở vùng đất này.Vì vậy đến với Biển Hải Tiến bạn cũng đừng nên bỏ qua đặc sản đặc trưng của vùng miền này. Nem chua có vị ngon, ngọt, cái dai đặc trưng của nem chua ở đây cũng không lẫn đâu được. Các du khách du lịch đến Biển Hải Tiến cũng không quên mua nem chua về làm quà cho những người thân của mình.
 
2. Mắm Tép Hà Tiên.
Du lịch Hải Tiến - Mắm tép Hà Yên là một đặc sản quý và độc đáo ở vùng chiêm trũng xứ Thanh, nổi tiếng nhất là hai làng Ðình Trung và Yên Xá thuộc xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Từ xa xưa đã có câu Giò nạc Yên Xá, nước mắm Ðình Trung.
 
Mắm tép Hà Yên
Đặc sản biển Hải Tiến - mắm tép Hà Tiên


Với làng nghề chuyên làm mắm tép, công việc làm mắm tép đòi hỏi phải theo mùa, khi tép ngon và béo. Dân làng Ðình Trung chỉ chọn loại tép riu làm nguyên liệu chế biến nước mắm, còn tép gạo tuy to và nạc hơn nhưng khi làm mắm không ngon.Tép riu đánh về nhặt sạch rong rêu và cá tạp, để cho thật ráo nước. Cứ mười bát tép là bốn bát muối, hai bát gạo rang giã nhỏ (thính) trộn đều, cho vào chum, chĩnh hoặc vại tùy theo số lượng tép, đổ nước vừa xăm xắp, rồi đậy kín. Mắm tép để càng lâu càng ngon, nhưng nhanh nhất cũng phải sáu tháng trở lên. Đây là món ăn đã trở nên quen thuộc và không thể thiếu của người dân xứ Thanh. Chính cái đặc biệt nó đã trở thành một nét ẩm thực không thể không nói đến khi đi du lịch Biển Hải Tiến.
 
3. Cá Mè Sông Mực
Du Lịch Hải Tiến - Xứ Thanh có nhiều đặc sản như nem chua, chả tôm, bánh gai Tứ Trụ, chè lam Phủ Quảng… Nhưng nếu không kể đến cá mè sông Mực quả là thiếu sót.Sông Mực nằm trong vùng sông hồ mênh mông thuộc Vườn Quốc gia Bến Én, huyện Như Thanh, Thanh Hóa. Do đặc thù sinh thái phong phú, nguồn thức ăn cho cá mè dư dôi nên cá mè béo mẫm, ngầy ngậy, to con, có con nặng đến vài ba yến.
 
Cá mè sông Mực
Đặc sản Hải Tiến - cá mè sông mực
Các du khách đến khu du lịch Biển Hải Tiến chắc chắn sẽ khó có thể quên được hương vị của các món lẩu, om, rán... của cá mè sông mực thật tuyệt vời.
4. Bánh gai Tứ Trụ
Du lịch biển Hải Tiến, chắc hẳn là phải nhớ đến bánh gai, món bánh được Nhắc đến bánh gai thì có rất nhiều làng quê trong cả nước sản xuất thứ bánh đặc sản này. Nhưng ai đã một lần thưởng thức bánh gai Tứ Trụ của làng Mía, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa thì không thể quên được hương vị thơm ngon, đặc biệt của món ăn đậm chất dân dã. Và bánh gai Tứ Trụ từ lâu đã nổi tiếng như một thương hiệu, trở thành món quà không thể thiếu với những ai đã từng một lần đến với xứ Thanh.
 
Bánh gái Tứ Trụ
Đặc sản biển Hải Tiến - bánh gai Tứ Trụ


Bánh gai Tứ Trụ có một mùi vị đặc trưng thật lạ.Quy trình làm bánh gai tuy không khó nhưng khá công phu.Lá gai khô sau khi làm sạch phải đem luộc chín, sau đó vớt ra, để ráo nước rồi giã thật nhuyễn. Đem bột lá gai giã nhỏ trộn đều với bột gạo nếp và mật mía, tạo thành một thứ bột dẻo mịn có màu nâu đen, sáng bóng
 
Trên chỉ là một trong số ít những món ăn trong danh sách ẩm thực Biển Hải Tiến, còn rất nhiều những món ăn hấp dẫn thú vị đang chờ du khách khám phá, hãy thực hiển một tour du lịch đến Biển Hải Tiến này nhé, để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như nét ẩm thực độc đáo của vùng đất du lịch này.
 

Du lịch biển Hải Tiến một hành trình không quá xa cho chuyến du lịch mùa hè này: 

 

Bạn sẽ chỉ mất 175 km để đi từ Hà Nội đến Biển Hải Tiến. Dọc theo QL1A, qua cầu Tào Xuyên rẽ trái và đi thẳng 15km là tới. Nếu đi bình tĩnh và tính cả thời gian nghỉ thì bạn sẽ mất khoảng 4 tiếng.

 
Sạch - Dài - An toàn: Nếu bạn từng đến Sầm Sơn, Đồ Sơn, Bãi Cháy, chắc chắn bạn đã biết mức độ bẩn của các bãi tắm ở đây. Riêng ở Biển Hải Tiến, hệ thống nước thải không đổ ra biển mà hướng ngược vào đất liền để xử lý. Trong khi đó, mặc dù ngay gần cửa biển nhưng phù sa không đổ thẳng ra đây mà hướng lệch ra phía trái của bãi biển. Chính vì không có phù sa bồi đắp nên biển rất sạch, ít rác, cát mịn hơn. Theo đánh giá của các nhà khoa học thì bãi biển ở đây rất an toàn vì cách bãi biển 400m có 1 doi cát chắn sóng. Ngoài ra, các dự án trồng cây ven biển, chặn phù sa... cũng giúp bờ biển này thoải thoải, có thể lội bộ khá xa. Bờ Biển Hải Tiến cũng được coi là một bãi tắm dài nhất nước, lên đến 12km. Không khí trong lành, bãi cát dài có thể cho bạn nhiều lựa chọn điểm tắm riêng tư mà vẫn đảm bảo sạch và an toàn.
 
Hoang sơ - Tự nhiên: Khi du lịch đến Biển Hải Tiến bạn sẽ cảm thấy thoát khỏi nhịp sống công nghiệp ngay khi đến khu vực này bởi những gì thuộc về thành phố không hiện diện ở đây. Ngoài những căn biệt thự, nhà nghỉ, bạn sẽ chỉ còn bãi biển, cát và những hàng thông, phi lao. Nếu chịu khó khám phá, bạn sẽ thấy cửa biển với những căn chòi trông ngao, những ruộng muối vuông vức, rừng tự nhiên xanh thẳm.
 
Người dân thân thiện: Dậy sớm ngắm hoàng hôn và chia sẻ cùng ngư dân, bạn sẽ sống lại những cảm giác bạn từng có ở biển Sầm Sơn hay những bãi biển dọc theo Việt Nam Ở Biển Hải Tiến, bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác cùng kéo lưới, cùng trò chuyện, lọc tôm cá và có thể mua tươi ngay tại chỗ và về chế biến món yêu thích.
3.     Biển Hải Thanh
https://www.dulichvietnam.com.vn/viet-nam/thanh-hoa/du-lich-bien-hai-thanh-o-tinh-gia.html
 
Biển Hải Thanh điểm du lịch biển mới lạ dành cho khách du lịch ở Thanh Hóa.


Du Lịch Việt Nam tìm hiểu về danh lam thắng cảnh ở Thanh Hóa nổi tiếng này.
Vị trí: Biển Hải Thanh thuộc Xã Hải Thanh, Tĩnh Gia, Thanh Hóa 
Đặc điểm: biển Hải Thanh có chiều dài khoảng 4 km, trải dài từ mũi núi Thổi tới chân núi Du Xuyên
Khám phá các điểm du lịch Thanh Hóa du khách có thể dừng chân tại một trong những bãi biển tuyệt đẹp ở Thanh Hóa thu hút khách du lịch này. Bãi biển Hải Thanh một trong những bãi biển mới lạ mang vẻ đẹp hoang sơ đầy quyến rũ và vô cùng hấp dẫn. Bãi biển Hải Thanh ở Tĩnh Gia có chiều dài khoảng 4 km, trải dài từ mũi núi Thổi tới chân núi Du Xuyên.
Khách du lịch biển Hải Thanh đến với thiên đường bãi biển thơ mộng này sẽ bị choắng ngợp trước vẻ đẹp nên thơ của bãi biển tuyệt đẹp nơi đây. Bãi biển Hải Thanh nhỏ và sóng vừa với những làng chài yên bình.Ngoài khơi là Hòn Mê với khoảng 10 đảo lớn nhỏ. Không chỉ nghỉ ngơi và tắm biển, du khách có thể than quan nhiều di tích lịch sử như chùa Đót Tiên, đền Quang Trung và các nhà thờ thuộc giáo xứ Ba Làng có lịch sử khoảng 5 thế kỉ trước.
 
Biển Hải Thanh hoang sơ và thoáng đãng
Biển Hải Thanh hoang sơ và thoáng đãng
Tour du lịch Sầm Sơn | Vé máy bay đi Thanh Hóa | Khách sạn Thanh Hóa

Đến Hải Thanh du khách còn được khám phá cuộc sống sinh hoạt đầy thú vị của các ngư dân ở vùng biển Hải Thanh này. Đặc biệt, bạn có thể thưởng thức những món ăn đặc sản nổi tiếng ở hải Thanh, ở đây có nước mắm rất nổi tiếng, đó là nước mắm Ba Làng. Các sản phẩm tươi sống thường có là cua, ghẹ, ốc, vẹm xanh, tôm, ngao, và xò , . . 

Theo kinh nghiệm du lịch Sầm Sơn, nếu bạn yêu thích nhịp sống sôi động cũng những hoạt động du lịch đặc sắc bạn có thể đến với Sầm Sơn. Hoặc đơn giản bạn yêu thích sự tĩnh lặng được dạo bước trên những bờ biển dài cát mịt đầy hoang sơ, hãy đến với biển Hải Thanh - điểm du lịch hấp dẫn đáng khám phá cho chuyến hành trình du lịch xứ Thanh. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham quan du lịch biển Hải Tiến điểm du lịch biển rất gần với bãi biển Hải Thanh.
 
4.     Biển Hải hòa
https://www.dulichvietnam.com.vn/viet-nam/thanh-hoa/bien-hai-hoa-hoang-so-ve-dep-day-mo-mong.html
Biển Hải Hòa vẫn giữ được những nét hoang sơ và thơ mộng với bãi cát mềm tràn cát trắng và rặng phi lao quanh năm xanh mướt


Du Lịch Việt Nam chia sẻ thông tin về dan lam thắng cảnh ở Thanh Hóa nổi tiếng này nhé.

Vị trí: Từ thành phố Thanh Hóa đến thị trấn Còng huyện Tĩnh Gia chừng 40 km, rẽ trái thêm 3 km sẽ đến được biển Hải Hòa.
Đặc điểm: Biển Hải Hòa Thanh Hóa vẫn giữ được những nét hoang sơ và thơ mộng với bãi cát mềm tràn cát trắng và rặng phi lao quanh năm xanh mướt.

Du lịch biển Hải Hòa điểm du lịch ở Thanh Hóa nổi tiếng là nơi  vẫn giữ được những nét hoang sơ và thơ mộng, với bãi biển ngập tràn cát trắng và nắng vàng, thoai thoải bên rặng phi lao quanh năm xanh mướt. Du lịch Hải Hòa du khách sẽ choáng ngợp trước vẻ đẹp của bờ cát trắng chạy dài 20 km về hướng bắc cho đến tận xã Hải Ninh, chỗ nào ở đây du khách cũng có thể thỏa sức tắm biển.

Biển Hải Hòa Tĩnh Gia hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp còn nguyên sơ đầy quyến rũ, nước biển nơi đây quanh năm trong xanh. Dọc bờ biển trải dài một triền phi lao xanh mát. Nếu Hải Hòa thiếu đi rặng phi lao này thì chắc vẻ đẹp của biển sẽ kém đi nét hoang sơ, thơ mộng. Khi bình minh lên hay lúc chiều đang dần xuống, còn gì thích thú hơn khi bạn thả hồn trên những chiếc ghế bố dưới rặng phi lao, ngắm nhìn ra biển.

Theo kinh nghiệm du lịch biển Hải Hòa, du khách đến với biển Hải Hòa bạn có dịp được thăm thú một vùng thắng cảnh ẩn chứa nhiều vẻ đẹp hoang sơ. Sắp tới khi mở tuyến du lịch biển đảo ở hải Hòa  thì từ Hải Hòa ta sẽ được đến với hệ thống đảo Hòn Mê, Hòn Bảng, Biện Sơn, Nghi Sơn... rải rác ven biển. Đảo Hòn Mê còn gọi là Cồn Bầu với câu ca còn lưu trong dân gian: Bao giờ rung kêu Cồn Bầu/ Cha con sửa lưới, têm trầu ra khơi. Du khách đi tour du lịch biển Hải Hòa Thanh Hóa 3 ngày sẽ được  khám phá vẻ đẹp tuyệt mỹ của vùng biển du lịch quyến rũ vô cùng mới lạ này. Chắc chắn chuyến hành trình sẽ mang lại cho du khách những kỷ niệm khó quên trong kỳ nghỉ cuối tuần của gia đình mình.
 
5.     Đảo Nẹ
http://tuoitrethanhhoa.vn/1175/Dao-Ne-trong-doi-song-van-hoa-cu-dan-ven-bien-xu-Thanh.html
 
 Đảo Nẹ cách bờ biển xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc 6 km về phía Đông, đây là một cù lao đồi dài gần 900m, bề ngang nơi rộng nhất 400m, hướng Tây Nam - Đông Bắc, cao nhất về góc Tây Nam (có đỉnh 70,8m), thấp dần về bờ đảo Đông Bắc. Trung tâm đảo là điểm gặp nhau của kinh tuyến 106000’12’’ Đông và vĩ tuyến 19054’50’’ Bắc. Đảo Nẹ vừa là vị trí quân sự tiền tiêu mặt Đông của huyện Hậu Lộc, vừa là cột mốc chỉ đường cho tàu thuyền đánh cá ngoài khơi xa tìm về đúng bến, vừa là nơi trú ẩn an toàn cho thuyền bè khi có sóng to gió lớn.
 
Đảo Nẹ cùng với các đảo nhỏ (hòn Bò, hòn Sụp) và núi Linh Trường (huyện Hoằng Hóa) tạo thành một cánh cung án ngữ sóng gió mặt Nam và mặt Đông. Nhờ địa thế này, từ những ngày đầu lịch sử, con người đã tụ tập khá đông đúc tại nơi đây sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh cá. Khoảng thế kỷ  I, II trước Công nguyên, thành lũy huyện Dư Phát thuộc quận Cửu Chân đã xây dựng ở đây. Thời Lý - Trần, Duy Tinh là nơi trấn trị thủ phủ Ái Châu. Vào những thế kỷ trước và sau Công nguyên vùng biển này đã từng là thương cảng quan trọng trên đường hàng hải từ Trung Quốc đến các nước Đông Nam Á và Ấn Độ. Trong không gian địa – văn hóa, địa – chính trị, văn hóa Lạch Trường đã ra đời ở đây, nơi giao thoa, hội nhập đầy đủ sống động đã được các học giả người Pháp như : Bêgiaxiê đặc biệt chú trọng. Dưới các triều đại phong kiến độc lập, lần nào hành quân vào phương Nam trừng trị bọn phong kiến láng giềng đe dọa bờ cõi nước ta, thủy quân Đại Việt đều lấy cửa biển Lạch Trường làm vị trí xuất quân. Trong chống Pháp và chống Mỹ vùng biển này cũng là một trong những đầu mối giao thông lớn vào Nam ra Bắc và là điểm tựa chiến đấu của tàu hải quân ta chống lại những cuộc tấn công của kẻ  thù.
 
Ngoài vị trí chiến lược, vùng đảo Nẹ còn là danh thắng hữu tình. Theo “Đại Nam nhất thống chí” vào năm Hồng Đức thứ 7 vua Lê Thánh Tông có lần qua đây đã cảm tác bài thơ vịnh cảnh “Linh sơn hải khẩu”  vịnh về non nước, nơi đây và bài tựa nói: “Bên cạnh nước biển, núi xanh cao chót vót, hình núi dị kỳ đứng sững cửa biển, chân núi có động sâu thẳm không cùng ….” 
Nhân dân vùng Quang Lộc lưu truyền hai huyền thoại về “Gia đình nhà Núi” với khá nhiều chi tiết độc đáo, hấp dẫn, theo đó hòn Nẹ được coi là con của núi Sỏi và núi Chúa và là mẹ của núi Bần..
 
Để trụ vững nơi đầu sóng ngọn gió, người dân đi biển phải dựa vào lực lượng siêu nhiên nào đó để nhân lên sức mạnh tinh thần, chính điều đó đã hình thành và mang đến cho người dân nơi đây tín ngưỡng và tục thờ thủy thần để cầu ngư, cầu sóng yên biển lặng, không bão tố lụt lội, mong thần linh che chở, bảo hộ trên sông biển mỗi khi ra khơi vào lộng, giúp những thương thuyền buôn bán ngược xuôi và cả những người trồng lúa phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết. Tục thờ cá voi (ông Nam Hải) gắn với một hiện tượng có thật về cá voi hay cứu người, cứu thuyền lúc bão tố ngoài khơi và lễ hội cầu ngư được tổ chức ở đây với những nghi thức trang trọng, thành kính.
 
Cùng với các làng trong đất liền, tại Đảo Nẹ người ta cũng cho xây dựng một ngôi đền thờ thủy thần.
 
Cứ ba năm lễ hội lớn ở làng Diêm Phố được tổ chức định kỳ vào mùa xuân, trong ba ngày, từ 22 đến ngày 24 tháng 2 âm lịch. Tín ngưỡng này gắn liền với lễ hội Cầu Ngư (xưa còn gọi là Cầu Mát) thờ các vị thần biển và đám rước Hội đồng thần linh của làng, đó là một trong những lễ hội lớn nhất của ngư dân không chỉ ở Hậu Lộc mà còn có sức thu hút cả những ngư dân miền biển tỉnh Thanh về dự.
 
Lễ hội kéo dài trong ba ngày liền. Ngày đầu tiên (ngày 22) tùy theo con nước lớn ròng để thuyền cập vào đảo, dân làng tổ chức rước kiệu từ đền thờ cá  Ông lên thuyền ra đảo Nẹ. Sau khi đám rước từ đảo Nẹ về thì yên vị tại khu thờ tự của làng để sáng hôm sau (ngày 23) rước về đàn tế. Xưa, trong lễ hội còn tổ chức hát bội (hát tuồng) tại đền thờ cá Ông.Sáng ngày 24, dân làng rước cỗ từ nhà trọ tới đàn tế. Tại đàn tế, dân làng tề tựu đông đủ để tế lễ Đức Ông Nam Hải và các vị thủy thần, sau đó rước Long Châu đến cửa biển chỗ giao nhau của thủy triều nơi nước sông gặp nước biển để tiễn Long Châu về với biển khơi. Với những nghi lễ như vậy dân làng tin rằng cá Voi và các vị thần linh sẽ phù hộ độ trì cho thuyền bè của họ được "xuôi chèo mát mái", cuộc sống no đủ, bình yên, hạnh phúc. Trong lễ hội cầu ngư dân làng thường tổ chức bơi thuyền làm đẹp lòng các vị thần biển và cá Voi vừa để rèn luyện sức khỏe dẻo dai, sự lanh lợi của ngư dân làm nghề chài lưới trên sông biển.
 
Ở vào khu vực có nhiều cửa lạch châu tuần. Vùng biển nơi đây thuộc diện  nông, yếu tố nhiệt độ trong nước ít diễn biến phức tạp, là nơi tụ họp của nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như: cá thu, cá nụ, cá nhám, cá rưa..., tôm hùm, tôm he, mực ống, mực ván, ốc hương... nơi đây thực sự tiềm tàng nhiều khả năng phát triển kinh tế phồn thịnh. Nhà thơ Tố Hữu có những câu thơ hay về vùng biển đảo này: “Hòn Nẹ ta ơi, mảng về chưa đó/Có nhiều không con nục, con thu/Chào những buồm nâu, thuyền câu Diêm Phố/Nhớ nhau chăng hỡi Hanh Cát, Hanh Cù”.
 
Thiên nhiên và lịch sử đã đem lại cho nơi đây một vùng thắng cảnh  sơn thủy hữu tình, có biển cả giàu đẹp, gắn với một vùng quê đầy ắp những huyền thoại và cổ tích, với những ngày hội làng náo nức của những người dân, hiền hòa, nhân hậu và mến khách. Du khách đến nơi  đây sẽ được thưởng thức nhiều món ăn dân dã đậm đà hương vị của xứ Thanh, với các loại đặc sản: Cá trích ăn với bánh đa/Vợ ăn, chồng bảo về nhà đỡ cơm/Chợ Hôm rất lắm ốc hương/Ăn dăm ba chục vấn vương nơi này.
 
Với vị trí địa lý tự nhiên hiếm có, trong điều kiện phát triển của một nền kinh tế mở, khu vực biển đảo này còn tiềm ẩn một tiềm năng dồi dào về du lịch nghỉ dưỡng, về du lịch biển đảo, du lịch sinh thái và khám phá thiên nhiên. Một ngành công nghiệp có giá trị cao và phát triển bền vững.
 
Được sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, với ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo quân dân Đảo Nẹ đang đóng những con tàu vỏ sắt và trang bị mạng lưới thông tin cao để vượt sóng ra khơi bám biển dài ngày. Đánh bắt thủy sản nâng cao phát triển đời sống kinh tế và cùng với đảo Nẹ  bảo vệ biển trời, lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc

7.  Đảo Hòn Mê
http://hoinongdan.thanhhoa.gov.vn/portal/Pages/2015-12-2/Dep-tuoi-danh-thang-dao-Me--21nh8o.aspx
 
"Chiến hạm nổi" là danh của đảo Mê trong thời kỳ kháng chiến. Không những là hòn đảo anh hùng, đảo Mê còn nổi tiếng với nhiều danh thắng thiên nhiên làm say lòng người, hứa hẹn một điểm du lịch hấp dẫn.
Hòn ngọc Thanh Hóa
 
Nếu ai đã từng một lần ra đảo Mê chắc hẳn nhớ câu “Ngọc Sơn trung tú vạn niên cơ” (tức Ngọc Sơn tập trung cảnh đẹp có nguồn gốc vạn năm) và cảnh đẹp có nguồn gốc vạn năm mà câu đồng dao nhắc tới chính là cụm đảo Mê.“Ngọc Sơn” là tên gọi xưa của huyện Tĩnh Gia. Người dân vùng biển này có câu đồng dao về cụm đảo:
 
Bung, Mê, Sổ, Sập tứ bề
Hòn Vàng choi chói nằm kề Biện Sơn...
 
Cụm đảo Mê rộng 10km2 mặt biển, gồm 18 hòn đảo lớn nhỏ, là một trong những thắng cảnh thiên nhiên đẹp hùng vĩ hội tụ đầy đủ các yếu tố hải - giang - sơn - thủy. Trong đó, Hòn Mê có diện tích 4km2, độ cao trung bình so với mặt biển 175m, đỉnh cao nhất 259m. Xung quanh đảo là những vách đá dựng đứng, hai bãi cát ở chân đảo phía Bắc và phía Nam có chiều dài 200m, rộng 100m, rất thuận lợi cho tàu thuyền cập đảo nhất là khi trời giông bão.
 
Theo các cụ già ở xã Hải Bình, thì đảo Mê xưa có tên là đảo Vị, đứng từ trên núi cao của dãy núi Nam Động phía Tây nhìn ra biển thấy 18 hòn đảo xếp thành hình chữ Vị (chữ Hán cổ). Cũng vì thế, cụm đảo còn có tên chữ khác là Thập Bát Mã Sơn (tức 18 con tuấn mã). Những khi trời yên biển lặng, mặt biển xanh lam một màu, từ trên cao nhìn đủ 18 hòn đảo lớn bé không khác gì một đàn ngựa ung dung gặm cỏ giữa thảo nguyên bao la.
 
Hiện Hòn Mê chỉ phát triển an ninh quốc phòng, chưa có dân cư sinh sống, vì vậy đảo còn giữ nguyên vẻ đẹp nguyên sơ, hoang dại của đất trời cùng với đó nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, phong phú. Toàn bộ đảo Mê được bao phủ bởi những cánh rừng nguyên sinh rộng lớn với hơn 400 loài thực vật và nhiều loại động vật cư trú, trong đó có nhiều cây gỗ quý như: Sến, kim giao, lim, cây làm đồ mỹ nghệ như song, mây, đót. Và hơn 100 loài cây thuốc nam có giá trị.
 
Bên cạnh nguồn tài nguyên núi rừng phong phú với vựa thuốc quý,  đảo Mê còn là ngư trường nổi tiếng với nhiều loài thủy hải sản đa dạng. Nhiều nhất là mực và tôm hùm. Theo những ngư dân có kinh nghiệm lâu năm thì đảo Mê là một trong 5 bãi khai thác đánh bắt nhiều mực nhất ở khu vực vịnh Bắc Bộ. Theo số liệu của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thanh Hóa thì đảo có khoảng 440 loài sinh vật biển.
 
Không chỉ dừng lại ở tham quan du lịch với một hệ sinh thái đa dạng rừng và biển, đến thăm "Chiến hạm nổi" còn được tận hưởng sự thanh khiết của đất trời, với nắng, với gió của biển cả bao la. Bên cạnh đó, đảo Mê là bằng chứng hùng hồn về truyền thống quyết chiến quyết thắng, tinh thần sức mạnh của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nơi còn lưu dấu hơn 2.000 trận đánh lớn nhỏ, bắn rơi 33 máy bay, bắn chìm và cháy 18 tàu chiến của Mỹ.
 
Tình người lính đảo
 
Để đảo giữ được vẻ đẹp nguyên sơ vốn có, hơn 50 năm qua cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn Hỗn hợp đảo Mê đã có công lớn trong việc bảo vệ và giữ gìn đảo. Tiểu đoàn phó, Đại úy Bùi Quang Hùng cho biết: Mặc dù cuộc sống trên đảo còn nhiều thiếu thốn, khó khăn về vật chất nhưng chính vẻ đẹp thiên nhiên hoang dã của đảo đã làm say lòng các chiến sĩ, khiến họ nảy sinh tình yêu mà vượt qua những khó khăn, thử thách. Trong tâm trí những chiến sĩ đều coi đảo Mê là người bạn tâm giao cùng sống và canh giữ biển trời bên nhau.
 
Có lẽ vì thế mà trong những ngày ở đảo Mê chúng tôi cảm nhận được không một ngọn cỏ, cành cây hay một con chim nào bị xâm hại. Con người và thiên nhiên sống chan hòa cùng nhau giữa biển trời bao la.
Để cuộc sống sinh hoạt vừa được đảm bảo mà không ảnh hưởng thiên nhiên, cán bộ chiến sĩ đảo Mê đã tự xây dựng các mô hình VAC hiệu quả. Và để minh chứng cho điều đó Đại uý Bùi Quang Hùng đã dẫn chúng tôi đi tham quan những quả đồi, nơi đó có những ruộng rau xanh mơn mởn bốn mùa, trận mưa vừa qua khiến cho những ngọn rau muống vươn dài tua tủa, ở phía đằng xa những chú dê, bò đang ung dung gặm cỏ.
 
“Để ươm được những mầm xanh tốt tươi như ngày nay đó là nhờ sự quyết tâm nỗ lực của cán bộ chiến sĩ. Ngày trước đảo Mê chỉ một màu nâu, màu của đất đá, bộ đội huấn luyện dưới cái nắng gay gắt nhưng khổ nhất vẫn là thiếu rau xanh trong bữa ăn. Vào những tháng mưa bão, biển động, mấy tuần liền không có tàu ra đảo, anh em chỉ ăn lương khô và đồ hộp. Thế rồi vào những giờ nghỉ anh em chiến sĩ lại thay nhau người vỡ đất, người cuốc xới, người xếp đá thành tường ngăn trôi đất… cứ thế ngày qua ngày, tháng qua tháng, những vườn rau ra đời và tươi tốt đến bây giờ”, Đại uý Hùng cho biết thêm.
 
Hiện tại, các chiến sĩ đã tự túc được 100% rau xanh và 80% thịt gia súc gia cầm các loại.
 
Khai mở du lịch đảo Mê
 
Theo đánh giá của các chuyên gia thì đảo Mê rất giống với đảo Yến, đảo Tằm ở Nha Trang, đây đang là những hòn đảo du lịch nổi tiếng trong nước và cả thế giới. Nha Trang đã biến những hòn đảo hoang sơ thành nơi du lịch thu hút hàng triệu lượt du khách mỗi năm. Bởi vậy người dân xứ Thanh có quyền hy vọng trong tương lai gần với những cách làm hiệu quả đảo Mê sẽ được “đánh thức” xứng với tiềm năng của nó.
Được biết, Bộ Quốc phòng đã có văn bản đồng ý để Thanh Hóa quy hoạch phát triển du lịch đảo Mê gắn với quốc phòng.Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị nghe báo cáo quy hoạch chi tiết Khu du lịch cụm đảo Mê. Theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 do Viện Quy hoạch – Kiến trúc xây dựng thì, quần đảo Hòn Mê dự kiến được phân thành 3 khu chức năng chính, gồm: Khu quân sự; khu phát triển kinh tế và khu nhà ở cán bộ - nhân viên phục vụ du lịch. Về hệ khung không gian khu du lịch, sẽ dựa trên các tuyến giao thông chính, các khu chức năng chính, gồm: Khu cảng du lịch kết hợp với quân sự, tuyến đường chính hiện tại lên đảo đến khu vực ngọn hải đăng, tuyến đường vào sân bay và khu du lịch cao cấp (khu vực đảo hòn Vát). Khu chức năng được phát triển theo các khu vực cụ thể, gồm: khu du lịch được bố trí tại khu vực dọc theo đường vào sân bay; khu vui chơi giải trí ngoài trời được bố trí phía trên khu vực Khe Sâu; …. Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã giao cho Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn cùng các ngành chức năng xây dựng hệ thống quản lý chung cho cụm đảo hòn Mê và sớm hoàn thiện hệ thống cắm mốc bằng bê tông để phân ranh giới giữa khu quân sự và dân sự đã được xác định. Đây sẽ là những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho cụm đảo Mê phát triển.
 
Tiếng còi tàu đã vang lên chào  đảo Mê đưa chúng tôi về đất liền, để lại khơi xa đảo Mê tươi đẹp, hoang dã và người lính. Không ít người trong chúng tôi còn quay lại nhìn đảo trong niềm tiếc nuối.Còn tôi thầm mong sẽ có một ngày trở lại đảo Mê, vào ngày hòn đảo này được kết hợp phát triển kinh tế du lịch gắn với quốc phòng sẽ nườm nượp du khách. Sẽ còn nhiều việc phải làm, nhưng có động lực ở Khu kinh tế Nghi Sơn, cùng với vị trí cách không xa Sầm Sơn, có sự chung tay của những người lính và chính quyền địa phương, chủ trương phát triển du lịch đảo Mê sẽ hiện hữu.
9. Đảo Biện Sơn
http://mientrung.vanhien.vn/bien-son-mang-dam-gia-tri-di-san-van-hoa-bien.html
 
Biện Sơn hay còn gọi là “Hòn Biện Sơn” được mệnh danh là hòn đảo xanh vùng ven biển huyện Tĩnh Gia. Xưa kia là Cù lao Biện thuộc đất An Hòa, tổng Tuần La, huyện Kiết Chuế, sau gọi là phường Tứ Chiếng Biện Sơn, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, trấn Thanh Hóa. Nay là thuộc xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.

Đảo thuộc huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa, xưa có tên gọi là Biện Sơn.
Biện Sơn là một địa danh nổi tiếng có phong cảnh tuyệt mĩ. Phía Đông Biện Sơn là biển cả mênh mông, phía Tây là vụng Ngọc, phía Nam là hòn Cù, phía Bắc là đảo Mê và nhiều hòn đảo khác, được mệnh danh là Thập bát Mã Sơn. Những hòn đảo cùng với màu nước biển xanh biếc tạo nên cảnh sắc non nước hữu tình. Đặc biệt, Biện Sơn còn lưu giữ đậm nét các giá trị lịch sử – văn hóa biển đảo qua hàng ngàn năm như: Huyền tích về Mỵ Châu – Trọng Thủy ở giếng Ngọc, Phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn, đền thờ Tôn Thất Cơ, di tích thành Ông Ninh, đền thờ Sát hải đại vương, đền thờ Trần Quý Phi… Lễ hội Quang Trung mang đậm dấu ấn văn hóa biển.
Đáng chú ý hơn cả là Phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn: Cùng với Lạch Trường, Lạch Trào. Biện Sơn là vùng biển có vị trí chiến lược trên vùng biển xứ Thanh. Ở phía Bắc đảo Biện Sơn có vụng biển ăn lõm vào khá sâu, ba mặt đều có núi bao bọc, kín gió và khá rộng. Với địa thế hiểm yếu, trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, Biện Sơn đã trở thành phòng tuyến quân sự quan trọng.
Trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc năm 1788 – 1789, phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn giữ vai trò chiến lược quan trọng trong giai đoạn rút lui chiến lược cũng như phản công chiến lược. Cuối năm 1788, trước hành động phản bội của Lê Duy Kỳ (Lê Chiêu Thống), quân Mãn Thanh đã tràn vào cướp nước ta. Lúc bấy giờ quân Tây Sơn đang đóng ở Bắc Hà, tương quan lực lượng quá chênh lệch nên Ngô Thì Nhậm đã tạm rút quân từ Thăng Long về phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn để cố thủ. Theo tính toán của nghĩa quân Tây Sơn, giữ Biện Sơn là kiểm soát con đường thủy ven biển từ Bắc vào Nam nên đã chuẩn bị sẵn một căn cứ tập kết và là điểm xuất phát cho các đạo thủy binh. Vua Quang Trung thấy kế sách đó phù hợp với tình hình bèn nghe theo “Quân thủy chở đầy các thuyền lương, thuận gió gương buồm ra thẳng cửa biển, đến vùng Biện Sơn mà đóng. Quân bộ thì sửa soạn khí giới, gióng trống lên đường, lui về giữ núi Tam Điệp (tỉnh Ninh Bình).Hai mặt thủy bộ liên lạc với nhau giữ lấy chỗ hiểm yếu trên đường tiến quân ra Bắc Hà để tiêu diệt quân Thanh”.
Cuộc đại phá quân Thanh được thực hiện trong 5 ngày, mở đầu là đêm giao thừa và kết thúc vào ngày mùng 5 Tết Kỷ Dậu 1789 bằng 2 trận quyết chiến ở Ngọc Hồi, Đống Đa, sau đó quân Tây Sơn tiêu diệt quân địch ở Gián Khẩu, tiếp đó phá tan toàn bộ hệ thống phòng ngự của giặc trên khắp các tuyến đường vào Thăng Long, đến sáng ngày mùng 5 tết Nguyễn Huệ trên mình voi, áo bào sạm đen khói súng tiến vào Thăng Long trong hân hoan chào đón của nhân dân. Sau thắng lợi vẻ vang của quân Tây Sơn buộc tướng giặc là Sầm Nghi Đống phát tự sát ở núi Loa, xác chết của giặc Thanh chất thành gò Đống Đa.
Ngoài ra Thành Ông Ninh có từ thời Lê, đến thời Nguyễn được tôn tạo, sửa chữa xây dựng lại. Thành gồm có 3 thành nhỏ: Thành Đồn, thành Hươu, thành Ngọc. Tại thành còn để lại nhiều dấu tích mũi tên đồng, những mảnh gốm có tuổi thọ hàng ngàn năm. Thành được xây dựng bằng cách ghép đá.Thành Đồn hay còn gọi là đồn Biện Sơn nằm ở phía Đông Bắc. Thành hình tròn, trên mặt thành đắp thêm một tường thành cao.Thành chỉ có một cửa mở về phía Tây Nam.Cổng thành xây bằng gạch, cửa ra vào xây kiểu tò vò.Trong thành có một khẩu súng thần công; Thành Hươu nằm ở phía Đông Nam của đảo.Tên gọi là thành Hươu vì ở chân núi gần thành có một ghềnh đá hình con hươu; Thành Ngọc ở phía Tây, có hình bán nguyệt.Hiện nay thành đã bị phá hủy nhiều.Theo sử sách thì đến đời vua Gia Long, thành được xây dựng lại và đặt tên là bảo Biện Sơn.
Đền thờ Sát hải Đại Vương: Hướng mặt về phía Hòn Mê. Trong tâm thức dân gian địa phương, ông là vị thần giúp đỡ nhân dân khi gặp hoạn nạn. Tương truyền, Sát hải Đại Vương tên thật là Hoàng Tá Thốn, vào thế kỷ XIII trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược, ông đã lập được nhiều chiến công. Hoàng Tá Thốn mất trong một lần đi tuần thủ đường biển ở Hoằng Hóa, để biết ơn những công lao của ông, nhà Vua đã phong cho ông là Sát hải Đại Vương, ban cho thuyền rồng chở linh cữu ông về mai táng tại quê nhà ở Vạn Phần (nay thuộc Diễn Châu, Nghệ An).
Có lẽ không ai ở đây không biết đến Lễ hội Quang Trung được tổ chức vào ngày mùng 5 tết hàng năm. Nhân dân địa phương đã lập đền thờ ngay tại căn cứ thủy quân Biện Sơn, để tưởng nhớ công lao của vua Quang Trung. Lễ hội Quang Trung được xã đảo Nghi Sơn tổ chức với các nghi thức truyền thống: Rước kiệu, dâng lễ vật, tế lễ, đọc chúc văn để cầu mong thần linh, vua Quang Trung phù hộ che chở một mùa đánh bắt bội thu, thuyền bè ra khơi về lộng an toàn. Sau phần lễ là phần hội diễn ra với các làn điệu dân ca, trò diễn mang đậm yếu tố văn nghệ dân gian biển đảo như: Hò sông nước, kéo co, bơi thuyền … Lễ hội kết thúc vào ngày mùng 7 âm lịch.
Không gian lịch sử – văn hóa vùng đất Biện Sơn làm phong phú và nâng cao giá trị di sản văn hóa biển xứ Thanh. Hiện nay, Biện Sơn cùng với bãi biển Hải Hòa đang trở thành điểm đến hấp dẫn về du lịch sinh thái biển đảo, du lịch văn hóa tâm linh của du khách trong và ngoài tỉnh.
 
 
BẠN MUỐN ĐƯỢC TƯ VẤN ĐỂ TỪ CÁC TÀI  NGUYÊN NÀY , BIẾN THÀNH TÀI SẢN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ. HÃY LIÊN HỆ
 Tiến Sĩ MỘC QUẾ
SĐT : 0903704146
EMAIL  : [email protected]
Website : nhatuvanmocque.com
 
 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

 

Tin tiêu điểm

Tiến sĩ Mộc Quế - kỷ lục gia thế giới tham quan Trung tâm dạy nghề Long Khánh

Hình ảnh Tiến sĩ Mộc Quế và Hoạt động của IDI Group với Mr.Kim Director Project Nam Sài Gòn Dự án 'Vành Đai Xanh, hậu cần phục vụ Sân bay Quốc tế Long Thành’

Bộ đếm

  • Phút online: 1.517
  • Tổng lượt truy cập: 24.090.231

Quảng cáo

Liên kết website