Bình Thuận - Sản phẩm du lịch
http://kyluc.vn/tin-tuc/tin-moi/nam-dau-toi-binh-thuan-ngam-hai-dang-ke-ga http://kyluc.vn/tin-tuc/top-viet-nam/dep-nguyen-so-hai-dang-ke-ga-binh-thuan Nhờ khung cảnh thiên nhiên thơ mộng cùng lối kiến trúc độc đáo, hải đăng Kê Gà trở thành điểm du hấp dẫn với du khách khi đến thăm tỉnh Bình Thuận.
Hải đăng Kê Gà nằm tại xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam cách thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) 30 km về hướng Nam. Sở dĩ nó có tên gọi này bởi ngọn hải đăng nằm trên một mũi đất nhô ra bờ biển khoảng 500m có hình giống đầu con gà.
Hải đăng Kê Gà được xây dựng vào tháng 2/1897 do kiến trúc sư người Pháp - Chnavat thiết kế. Tháp đèn được xây bằng đá cao 35m với độ cao toàn bộ từ tầm ngọn đèn đến mặt biển là 65m. Kích thước cạnh của tháp rộng 3m, đỉnh rộng 2,5m, chiều dày tường tháp từ chân tháp đến độ cao 6m là 1,6m, càng lên cao độ dày càng giảm từ 1,5m và mỏng nhất ở đỉnh tháp là 1m. Trên ngọn tháp có bóng đèn lớn 2.000W, bán kính quét sáng là 22 hải lý, tương đương 40 km, dùng làm tín hiệu hướng dẫn tàu bè qua lại.
Ngoài ngọn hải đăng còn có một căn nhà lớn hình vuông mỗi cạnh 40m, dưới nhà là một hầm chứa nước sâu 3m, trước nhà có một giếng gọi là giếng Tiên. Xung quanh chân hải đăng có hai hàng hoa sứ dọc theo lối đi do người Pháp trồng từ cuối thế kỷ trước, cho đến nay vẫn còn nguyên, toả bóng mát quanh năm góp phần tạo nên một nét đặc biệt cho vùng đất này.
Bên trong hải đăng có 183 bậc thang xoáy trôn ốc bằng thép dẫn đến đỉnh hải đăng cùng hàng chục bậc tam cấp dẫn lên đến đỉnh đèn. Xung quanh chân hải đăng có hai hàng hoa sứ dọc theo lối đi do người Pháp trồng từ cuối thế kỷ trước đến nay còn nguyên, toả bóng mát quanh năm. Vật liệu xây cất được đưa từ Pháp sang, kể cả ngọn đèn trên đỉnh và máy phát điện.
Ảnh: Muine-explorer.
http://goldenbooks.vn/tin-tuc/am-thuc-luu-tru/bach-nien-co-vat-p44-chiem-nguong-co-vat-3-000-nam-tuoi-o-binh-Bách niên cổ vật (P44): Chiêm ngưỡng cổ vật 3.000 năm tuổi ở Bình Thuận
Hơn 1.000 cổ vật như súng thần công, mộ chum bằng gốm, đàn đá... gắn liền với lịch sử và văn hóa vùng đất Bình Thuận lần đầu tiên được giới thiệu đến người dân.
Bảo tàng Bình Thuận hôm 30/1 đã khánh thành Nhà trưng bày cổ vật tại số 4 Bà Triệu, Phan Thiết. Với diện tích 400 m2, nơi đây trưng bày hơn 1.000 cổ vật quý hiếm trong số hơn 5.000 cổ vật được Bảo tàng Bình Thuận khai quật khảo cổ và sưu tầm ròng rã hơn 40 năm qua.
Khu trưng bày gồm các chuyên đề: Văn hóa khảo cổ học Đa Kai, Văn hóa khảo cổ học Sa Huỳnh, Văn hóa Chăm, Văn hóa các dân tộc thiểu số, Văn hóa dân tộc Kinh và Cổ vật tàu đắm trên vùng biển Bình Thuận. Trong ảnh là bộ súng thần công đúc thời vua Minh Mạng triều Nguyễn.
Mộ chum bằng gốm,công cụ lao động bằng đá, bằng đồng... chứng minh lịch sử các nhóm người bản địa từng có mặt tại vùng ven biển Bình Thuận cũng như miền núi giáp với Tây Nguyên và Bắc Đồng Nai từ2.000 - 3.000 năm trước.
Đồ trang sức dành cho phụ nữ thuộc văn hóa khảo cổ Sa Huỳnh.
Chì lưới và công cụ đánh bắt cá của ngư dân cổ ven biển Bình Thuận.
Cuốc đá được phát hiện tại Đa Kai (Đức Linh) niên đại 3.000 năm.
Trong bộ sưu tập này, đáng chú ý với bộ đàn đá khảo cổ văn hóa Sa Huỳnh và đàn đá khảo cổ Đa Kai. Đây là nhạc cụ cổ xưa nhất của loài người có niên đại từ 3.000 năm trước.
"Đáng lý ra số cổ vật này đã được giới từ lâu. Nhưng đến nay, địa phương mới xây được nhà trưng bày. Số cổ vật này rất quý, nhất là gắn liền với hai nền văn hóa Đa Kai và Sa Huỳnh được khai quật từ lòng đất", thạc sĩ Nguyễn Xuân Lý, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bình Thuận nói.
Bình Thuận hiện còn 2 cụm di sản tháp cổ được gìn giữ gồm cụm tháp Po Sah Inư và cụm tháp Podam. Trong đó tháp Po Sah Inư (hay còn gọi là tháp Chăm Phố Hài) ở thành phố Phan Thiết là nơi diễn ra các lễ hội hằng năm của đồng bào Chăm sinh sống ở Bình Thuận.
Ảnh: Muine-explorer.
BẠN MUỐN ĐƯỢC TƯ VẤN ĐỂ TỪ CÁC TÀI NGUYÊN NÀY , BIẾN THÀNH TÀI SẢN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ. HÃY LIÊN HỆ Tiến Sĩ MỘC QUẾ SĐT : 0903704146 EMAIL : [email protected] Website : nhatuvanmocque.com |
Ý kiến bạn đọc