Chùa được khởi công xây dựng vào ngày 5.8.1956 dưới sự quản đốc công trường của hai kỹ sư Dư Ngọc Ánh và Hà Tố Thuận, thi công theo họa đồ của hai kiến trúc sư Trần Văn Đường và Đỗ Bá Vinh.
Chùa Xá Lợi nằm trên một khuôn viên rộng 2.500m2, giữa một khu phố khá yên tĩnh, cổng chính nhìn ra đường Bà Huyện Thanh Quan, cổng phụ nhìn ra đường Sư Thiện Chiếu. Chùa được khởi công xây dựng vào ngày 5.8.1956 dưới sự quản đốc công trường của hai kỹ sư Dư Ngọc Ánh và Hà Tố Thuận, thi công theo họa đồ của hai kiến trúc sư Trần Văn Đường và Đỗ Bá Vinh. Chùa được khách thành vào các ngày 2, 3, 4 tháng 5 năm 1958. Có được kết quả này là nhờ vào sự đóng góp của Phật tử 21 tỉnh miền Nam lúc đó, dưới sự tổ chức xây dựng của Hội Phật học Việt Nam.
Tương truyền, trong quá trình xây cất, ở đây có biển đề "Công trình Chùa thờ Xá-lợi Phật". Do đó, nhân dân quen gọi là chùa Xá Lợi. Đến khi khánh thành, theo ý kiến Hòa thượng Thích Khánh Anh, chùa đã lấy tên này như cách gọi của nhân dân.
Tháp chuông của chùa Xá Lợi khánh thành ngày 23.12.1961 (16 tháng 11 - Tân Sửu) sau hơn 11 tháng thi công.
Tháp có 7 tầng, cao 32m, tầng cao nhất là một cổ lầu, bên trong treo một đại hồng chung nặng 2 tấn, đường kính 1,2m, cao 1,6m.
Năm 2006, chùa được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục là Ngôi chùa có tháp chuông cao nhất Việt Nam.
Năm 2008, Chùa Linh Phước (Đà Lạt, Lâm Đồng) đã xây dựng tháp chuông cao 37,84m và đã vượt qua độ cao tháp chuông chùa Xá Lợi.
Ý kiến bạn đọc