Hợp tác quản trị nhân tài Kỷ Lục

Tìm lại “vũ khí” đã bỏ quên

Đăng lúc: Chủ nhật - 14/11/2010 22:59 - Người đăng bài viết: admin
Tìm lại “vũ khí” đã bỏ quên

Tìm lại “vũ khí” đã bỏ quên

Việt Nam đứng thứ 7/100 nước bị kiện phá giá nhiều nhất thế giới và tỉ lệ thua kiện thường là 70%. Càng ngày tỉ lệ các vụ kiện thương mại càng tăng cao.

Khi tốc độ xuất khẩu của Việt Nam tăng, tỉ lệ các vụ kiện cũng cao gấp đôi. Nếu trước đây, 1 năm chỉ có khoảng 2 vụ thì mới 7 tháng đầu năm 2010, đã phát sinh 2 vụ, gần đây nhất là vụ cá tra. Mặc dù ngành thủy sản được cho là có kinh nghiệm và chuẩn bị rất kỹ phòng trừ việc kiện tụng xảy ra, nhưng vẫn không thể tránh khỏi. Phần lớn nguyên nhân là doanh nghiệp xuất khẩu không sử dụng những vũ khí cơ bản trên thương trường.

Hiểu rõ thị trường

Điều đầu tiên các doanh nghiệp thường mắc phải là không hiểu rõ thị trường xuất khẩu. Thay vì tìm hiểu thông tin sản phẩm, thủ tục pháp lý, lập kế hoạch cụ thể và cập nhập thông tin, họ chỉ quan tâm những thông tin liên quan đến số lượng, giá trị xuất khẩu. Vì vậy, khi bị kiện thì thiệt hại rất lớn. Luật sư Đinh Quang Thuận thuộc Công ty Luật P&P (TP.HCM), nhận xét, doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà quên rằng đặc điểm của thị trường là yếu tố quyết định giá trị sản phẩm.

Nắm chắc luật

Khi vào được thị trường rồi là coi như đã yên vị và quên mất luật pháp các nước thay đổi thường xuyên và luôn có cạm bẫy. Ông Trần Hữu Huỳnh, Trưởng Ban Pháp chế của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết, hầu hết doanh nghiệp chưa thấy được sự quan trọng của luật đối với xuất khẩu nên khi bị kiện mới bắt đầu tìm hiểu thì đã quá muộn.

Đọc kỹ hợp đồng

Đã có vài doanh nghiệp phải bồi thường hợp đồng chỉ vì trước đó đã lướt qua rất nhiều điều khoản ghi trong hợp đồng. Lời khuyên của luật sư Thuận cho những trường hợp này là đọc kỹ từng chi tiết, khi nhận thấy nội dung hợp đồng rắc rối, khó hiểu thì nên hỏi ý kiến luật sư (nhất là luật sư ở nước nhập khẩu) trước khi ký kết.

Không nên cạnh tranh về giá

Theo ông Huỳnh, VCCI, cạnh tranh về giá là vô tình doanh nghiệp tự đưa mình vào chỗ chết. Doanh nghiệp nhỏ và vừa thường gặp phải trường hợp này. Họ đã hạ giá thấp hơn so với giá thị trường nhập khẩu, tạo điều kiện để bị kiện bán phá giá. Như vậy, doanh nghiệp xuất khẩu nên có mức giá chuẩn chung cho sản phẩm để đối tác không có lý do gì để làm khó và nguy cơ bị kiện sẽ rất thấp.

Đa dạng thị trường

Nếu chỉ tập trung vào thị trường cốt lõi mà quên đi các thị trường khác, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi có biến động, đồng thời sẽ bị các nhà nhập khẩu làm khó như ép giá, kéo dài thời gian... Do đó, doanh nghiệp nên đa dạng thị trường xuất khẩu, tránh nguy cơ không có đầu ra khi mất một thị trường.

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Tin tiêu điểm

Khóa đào tạo "Vai trò Phụ nữ trong Kinh tế Đô thị " do ACVN tổ chức tại Hà Tĩnh

Ngày 25, 26/7/2013 tại TP Hà Tĩnh, Hiệp hội các đô thị Việt Nam đã tổ chức khoá đào tạo “Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế đô thị” dành cho các nữ lãnh đạo, cán bộ của UBND và HĐND cùng các ban ngành đoàn thể của TP Hà Tĩnh; và các chị em lãnh đạo, cán bộ của một số đô thị vùng Bắc Trung...

Bộ đếm

  • Phút online: 1.477
  • Tổng lượt truy cập: 28.525.508

Quảng cáo

Liên kết website