Hợp tác quản trị nhân tài Kỷ Lục

Thực trạng "ĐH đẳng cấp quốc tế" - Bài 2: Mâu thuẫn giữa mục tiêu và thực tế

Đăng lúc: Thứ hai - 15/11/2010 00:44 - Người đăng bài viết: admin
Thực trạng "ĐH đẳng cấp quốc tế" - Bài 2: Mâu thuẫn giữa mục tiêu và thực tế

Thực trạng "ĐH đẳng cấp quốc tế" - Bài 2: Mâu thuẫn giữa mục tiêu và thực tế

So với những mục tiêu mà đề án xây dựng 4 trường ĐH đẳng cấp đặt ra, những gì đang diễn ra trong thực tế lại có biểu hiện trái ngược.

Tuyển nhân tài nhưng thu học phí cao

Theo đề án của Bộ GD-ĐT thì 4 trường ĐH đẳng cấp xây dựng theo mô hình ĐH công lập phi lợi nhuận, đa ngành, chất lượng cao để tạo nên 4 "máy cái" nhân rộng các tri thức mới.

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân có lần cho biết, với các trường này thì khâu tuyển sinh đầu vào phải khắt khe, sinh viên (SV) nhập học phải là những người xuất sắc.

Tại các cuộc tọa đàm để triển khai đề án này, các giáo sư đến từ Mỹ cũng khuyến cáo: Phải chọn lựa SV giỏi, không chỉ là đối tượng tiếp thu kiến thức mà cần có mối quan hệ 2 chiều với giảng viên, để có thể làm việc trực tiếp trong các dự án, công trình...

SV trường ĐH Việt - Đức trong một giờ thực hành - Ảnh: H.A

Thế nhưng, đến nay cả 2 trường theo mô hình này đều có mức thu học phí cao (gấp khoảng 10 lần so với mặt bằng chung của các trường công lập). Thực tế này đặt ra một câu hỏi: mặc dù là 2 trường công lập được chính phủ thành lập với đối tác nước ngoài, và số tiền đầu tư lớn nhưng lại thu học phí cao thì liệu có phù hợp với mục tiêu tuyển chọn người xuất sắc?

Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Văn Hùng, Hiệu phó trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội cho rằng: "Mức học phí này so với chất lượng đào tạo sẽ không cao. Nhà nước cũng hoàn toàn có thể "bao cấp" được, nhưng sẽ không tạo được động lực thúc đẩy SV học tập. Khi phải đóng học phí, SV mới có trách nhiệm với đồng tiền mình bỏ ra. Còn nếu SV học giỏi thì nhà trường đã có học bổng toàn phần và bán phần để khuyến khích các em".

Lưu ý rằng cả 2 trường này cũng đã triển khai các chương trình học bổng dành cho SV xuất sắc. Trường ĐH Việt - Đức cho biết có 60% SV vào trường nhận học bổng ở nhiều mức khác nhau. Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội còn khuyến khích SV các trường khác vào với học phí chỉ bằng trường mà SV đang theo học. Mặc dù vậy 2 trường này vẫn chưa thu hút được những SV xuất sắc.

Thế nên, có thể thấy, áp dụng mức học phí cao ngay từ đầu có lẽ sẽ không phù hợp với mô hình này trong hoàn cảnh VN hiện nay. Vì Chính phủ đã đầu tư số tiền khá lớn vào đây nên cũng cần thực hiện triệt để mục tiêu đặt ra: tuyển chọn và đào tạo SV giỏi. Nếu muốn thu học phí cao, nhà trường cần phải có thời gian khẳng định thương hiệu của mình. Ở giai đoạn đầu, khi các trường chưa xây dựng được tên tuổi thì càng phải tìm cách thu hút người giỏi. Cách tốt nhất là tài trợ học phí, có chính sách học bổng lớn. Về sau, khi khẳng định được vị thế của mình, người giỏi đã tự tìm đến thì có thể nâng dần mức học phí lên.

ĐH Việt Nam, bằng cấp nước ngoài

Bộ GD-ĐT cho biết, trong giai đoạn phát triển ban đầu của trường ĐH Việt - Đức, các giáo sư Đức giữ vai trò chủ yếu trong việc điều hành và giảng dạy của trường. Tuy nhiên, thực tế phía Đức không chỉ điều hành và giảng dạy mà việc cấp bằng cho SV sau khi tốt nghiệp cũng được trường ĐH đối tác tại Đức cấp. Thông báo tuyển sinh của trường cũng nhấn mạnh: bằng ĐH do trường ĐH Khoa học ứng dụng danh tiếng Frankfurt của CHLB Đức cấp ngay tại VN.

Câu hỏi đặt ra là tại sao Chính phủ VN đầu tư để thành lập trường nhưng SV lại không nhận được bằng của trường ĐH VN? Trả lời câu hỏi này, GS-TS Wolf Rieck, Hiệu trưởng trường ĐH Việt - Đức nói: "Hiện tại trường đang sử dụng chương trình đào tạo, giáo sư và các công trình nghiên cứu của Đức nên SV ra trường sẽ được cấp bằng của Đức. Tuy nhiên, trong tương lai khi các giáo sư VN có thể thay thế hoàn toàn các giáo sư Đức thì bằng cấp của SV sau khi tốt nghiệp sẽ do VN hoặc cả hai bên cùng cấp". Ông Wolf Rieck còn nói thêm: "Hình như SV Việt Nam thích cấp bằng của Đức hơn"!?

Trao đổi với PV Thanh Niên, một giáo sư đã nhiều năm nghiên cứu về giáo dục ĐH cho biết: Chúng ta chấp nhận "nhập khẩu" chương trình đào tạo của các trường ĐH hàng đầu thế giới, "nhập khẩu" phương pháp và công nghệ quản lý của các chuyên gia nước ngoài nhưng không nên "nhập khẩu" cả bằng cấp như vậy. Vì để tiến lên thành trường ĐH VN đẳng cấp quốc tế nhưng bằng cấp lại do trường nước ngoài cấp thì có đạt được mục tiêu hay không? Vị giáo sư này cũng cho biết, những trường ở nước ngoài đạt được đẳng cấp tốt nhất thế giới thì suất đầu tư trên một SV không dưới 15.000 USD/năm. Với cách làm và đầu tư như hiện nay thì VN không thể đạt được mục tiêu.

Lùi mục tiêu do chưa có trường?

Trong kế hoạch phát triển của trường ĐH Việt - Đức thì đến năm 2014 quy mô sẽ là 1.000 SV, đến năm 2020 sẽ là 5.000 SV. Tuy nhiên, sau 3 khóa tuyển sinh, hiện chỉ có 200 SV theo học. Trả lời về lộ trình tiến tới mục tiêu này, ông Wolf Rieck cho biết: "Có thể chúng tôi phải lùi lại một vài năm nữa mới có thể đạt được mục tiêu trên, cụ thể là 5.000 SV vào năm 2022. Bởi lẽ, không thể phát triển số lượng SV khi chưa có thêm phòng học. Chúng tôi đang triển khai thuê thêm cơ sở vật chất trước khi khuôn viên trường được hoàn tất dự kiến vào năm 2016". Hiện tại, trường ĐH Việt-Đức đang thuê một phần tòa nhà điều hành trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM để làm cơ sở đào tạo.

Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội cũng đặt mục tiêu đến năm 2020 có 8.000 SV. Tuy nhiên, mục tiêu trở thành ĐH hàng đầu thế giới thì được trường lùi đến năm 2030!

Như vậy, cả 2 trường đầu tiên thành lập theo mô hình này đã không thể đảm bảo mục tiêu mà đề án đưa ra.

Ý kiến bạn đọc

* "Nếu cần tạo một môi trường học tập mang chất lượng quốc tế thì tại sao các nhà đầu tư không hướng đến các trường ĐH lớn của nước ta hiện nay, những trường ĐH công lập đang cần nhiều sự đầu tư cấp bách. Đó là nơi mang lại hiệu quả cao nhất".

Nguyễn Thị Dung ([email protected])

* "Mong muốn xây dựng trường ĐH đẳng cấp quốc tế là chính đáng và phù hợp với xu hướng phát triển của giáo dục VN. Tuy nhiên, thời hạn 10 năm theo tôi là quá tham vọng. Tại sao ta không đầu tư vào các trường, viện được xây dựng hàng chục năm nay đã có uy tín? Xây dựng trường tốp 200 thế giới nhưng dành cho người có tiền, đối tượng nhà giàu. Tôi cho rằng đó là sự đầu tư lệch và bất công".

([email protected])

Vũ Thơ - Hà Ánh

Từ khóa:

Tuyển nhân tài nhưng thu học phí cao Theo đề án của Bộ GD-ĐT thì 4 trường ĐH đẳng cấp xây dựng theo mô hình ĐH công lập phi lợi nhuận, đa ngành, chất lượng cao để tạo nên 4 "máy cái" nhân rộng các tri thức mới. Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân có lần cho biết, với các trường này thì khâu tuyển sinh đầu vào phải khắt khe, sinh viên (SV) nhập học phải là những người xuất sắc. Tại các cuộc tọa đàm để triển khai đề án này, các giáo sư đến từ Mỹ cũng khuyến cáo: Phải chọn lựa SV giỏi, không chỉ là đối tượng tiếp thu kiến thức mà cần có mối quan hệ 2 chiều với giảng viên, để có thể làm việc trực tiếp trong các dự án, công trình... SV trường ĐH Việt - Đức trong một giờ thực hành - Ảnh: H.A Thế nhưng, đến nay cả 2 trường theo mô hình này đều có mức thu học phí cao (gấp khoảng 10 lần so với mặt bằng chung của các trường công lập). Thực tế này đặt ra một câu hỏi: mặc dù là 2 trường công lập được chính phủ thành lập với đối tác nước ngoài, và số tiền đầu tư lớn nhưng lại thu học phí cao thì liệu có phù hợp với mục tiêu tuyển chọn người xuất sắc? Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Văn Hùng, Hiệu phó trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội cho rằng: "Mức học phí này so với chất lượng đào tạo sẽ không cao. Nhà nước cũng hoàn toàn có thể "bao cấp" được, nhưng sẽ không tạo được động lực thúc đẩy SV học tập. Khi phải đóng học phí, SV mới có trách nhiệm với đồng tiền mình bỏ ra. Còn nếu SV học giỏi thì nhà trường đã có học bổng toàn phần và bán phần để khuyến khích các em". Lưu ý rằng cả 2 trường này cũng đã triển khai các chương trình học bổng dành cho SV xuất sắc. Trường ĐH Việt - Đức cho biết có 60% SV vào trường nhận học bổng ở nhiều mức khác nhau. Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội còn khuyến khích SV các trường khác vào với học phí chỉ bằng trường mà SV đang theo học. Mặc dù vậy 2 trường này vẫn chưa thu hút được những SV xuất sắc. Thế nên, có thể thấy, áp dụng mức học phí cao ngay từ đầu có lẽ sẽ không phù hợp với mô hình này trong hoàn cảnh VN hiện nay. Vì Chính phủ đã đầu tư số tiền khá lớn vào đây nên cũng cần thực hiện triệt để mục tiêu đặt ra: tuyển chọn và đào tạo SV giỏi. Nếu muốn thu học phí cao, nhà trường cần phải có thời gian khẳng định thương hiệu của mình. Ở giai đoạn đầu, khi các trường chưa xây dựng được tên tuổi thì càng phải tìm cách thu hút người giỏi. Cách tốt nhất là tài trợ học phí, có chính sách học bổng lớn. Về sau, khi khẳng định được vị thế của mình, người giỏi đã tự tìm đến thì có thể nâng dần mức học phí lên. ĐH Việt Nam, bằng cấp nước ngoài Bộ GD-ĐT cho biết, trong giai đoạn phát triển ban đầu của trường ĐH Việt - Đức, các giáo sư Đức giữ vai trò chủ yếu trong việc điều hành và giảng dạy của trường. Tuy nhiên, thực tế phía Đức không chỉ điều hành và giảng dạy mà việc cấp bằng cho SV sau khi tốt nghiệp cũng được trường ĐH đối tác tại Đức cấp. Thông báo tuyển sinh của trường cũng nhấn mạnh: bằng ĐH do trường ĐH Khoa học ứng dụng danh tiếng Frankfurt của CHLB Đức cấp ngay tại VN. Câu hỏi đặt ra là tại sao Chính phủ VN đầu tư để thành lập trường nhưng SV lại không nhận được bằng của trường ĐH VN? Trả lời câu hỏi này, GS-TS Wolf Rieck, Hiệu trưởng trường ĐH Việt - Đức nói: "Hiện tại trường đang sử dụng chương trình đào tạo, giáo sư và các công trình nghiên cứu của Đức nên SV ra trường sẽ được cấp bằng của Đức. Tuy nhiên, trong tương lai khi các giáo sư VN có thể thay thế hoàn toàn các giáo sư Đức thì bằng cấp của SV sau khi tốt nghiệp sẽ do VN hoặc cả hai bên cùng cấp". Ông Wolf Rieck còn nói thêm: "Hình như SV Việt Nam thích cấp bằng của Đức hơn"!? Trao đổi với PV Thanh Niên, một giáo sư đã nhiều năm nghiên cứu về giáo dục ĐH cho biết: Chúng ta chấp nhận "nhập khẩu" chương trình đào tạo của các trường ĐH hàng đầu thế giới, "nhập khẩu" phương pháp và công nghệ quản lý của các chuyên gia nước ngoài nhưng không nên "nhập khẩu" cả bằng cấp như vậy. Vì để tiến lên thành trường ĐH VN đẳng cấp quốc tế nhưng bằng cấp lại do trường nước ngoài cấp thì có đạt được mục tiêu hay không? Vị giáo sư này cũng cho biết, những trường ở nước ngoài đạt được đẳng cấp tốt nhất thế giới thì suất đầu tư trên một SV không dưới 15.000 USD/năm. Với cách làm và đầu tư như hiện nay thì VN không thể đạt được mục tiêu. Lùi mục tiêu do chưa có trường? Trong kế hoạch phát triển của trường ĐH Việt - Đức thì đến năm 2014 quy mô sẽ là 1.000 SV, đến năm 2020 sẽ là 5.000 SV. Tuy nhiên, sau 3 khóa tuyển sinh, hiện chỉ có 200 SV theo học. Trả lời về lộ trình tiến tới mục tiêu này, ông Wolf Rieck cho biết: "Có thể chúng tôi phải lùi lại một vài năm nữa mới có thể đạt được mục tiêu trên, cụ thể là 5.000 SV vào năm 2022. Bởi lẽ, không thể phát triển số lượng SV khi chưa có thêm phòng học. Chúng tôi đang triển khai thuê thêm cơ sở vật chất trước khi khuôn viên trường được hoàn tất dự kiến vào năm 2016". Hiện tại, trường ĐH Việt-Đức đang thuê một phần tòa nhà điều hành trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM để làm cơ sở đào tạo. Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội cũng đặt mục tiêu đến năm 2020 có 8.000 SV. Tuy nhiên, mục tiêu trở thành ĐH hàng đầu thế giới thì được trường lùi đến năm 2030! Như vậy, cả 2 trường đầu tiên thành lập theo mô hình này đã không thể đảm bảo mục tiêu mà đề án đưa ra. Ý kiến bạn đọc * "Nếu cần tạo một môi trường học tập mang chất lượng quốc tế thì tại sao các nhà đầu tư không hướng đến các trường ĐH lớn của nước ta hiện nay, những trường ĐH công lập đang cần nhiều sự đầu tư cấp bách. Đó là nơi mang lại hiệu quả cao nhất". Nguyễn Thị Dung ([email protected]) * "Mong muốn xây dựng trường ĐH đẳng cấp quốc tế là chính đáng và phù hợp với xu hướng phát triển của giáo dục VN. Tuy nhiên, thời hạn 10 năm theo tôi là quá tham vọng. Tại sao ta không đầu tư vào các trường, viện được xây dựng hàng chục năm nay đã có uy tín? Xây dựng trường tốp 200 thế giới nhưng dành cho người có tiền, đối tượng nhà giàu. Tôi cho rằng đó là sự đầu tư lệch và bất công". ([email protected]) Vũ Thơ - Hà Ánh

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Tin tiêu điểm

Hoạt động của tiến sĩ Mộc Quế, Kỷ lục gia thế giới ở Thái Nguyên

Hoạt động của tiến sĩ Mộc Quế, Kỷ lục gia thế giới ở Thái Nguyên:

Bộ đếm

  • Phút online: 1.491
  • Tổng lượt truy cập: 26.181.843

Quảng cáo

Liên kết website