Hợp tác quản trị nhân tài Kỷ Lục

Nhân lực miền Trung : Thừa hay thiếu?

Đăng lúc: Thứ sáu - 05/11/2010 17:10 - Người đăng bài viết: admin
Nhân lực miền Trung : Thừa hay thiếu?

Nhân lực miền Trung : Thừa hay thiếu?

Một lần nữa, tại Hội nghị xúc tiến đầu tư (XTĐT) vào Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (VKTTĐMT), các Nhà đầu tư ca thán: miền Trung thiếu nhân lực quá
Một lần nữa, tại Hội nghị xúc tiến đầu tư (XTĐT) vào Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (VKTTĐMT), các Nhà đầu tư ca thán: miền Trung thiếu nhân lực quá! Suy diễn ra thì khu vực này thiếu lao động phổ thông, thiếu thợ có tay nghề và thiếu nhân lực chất lượng cao. Thế nhưng, ngay trong vấn đề được quan tâm nhiều nhất này, cách tiếp cận giữa nhà đầu tư và nhà quản lý, giữa các nhà quản lý địa phương lại rất khác nhau, thậm chí trái ngược.
Hội nghị XTĐT vào VKTTĐMT (TT-Huế, TP Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định) do Bộ KH-ĐT tổ chức và được Cienco5 tài trợ ở Hội An hôm 26-6 với sự tham dự của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải có thể xem là cơ hội hiếm hoi để các nhà hoạch định, quản lý và kinh doanh ngồi lại với nhau. Có lẽ, bởi lý do đó, khi được các nhà đầu tư đề cập vấn đề nguồn nhân lực, Phó Thủ tướng chỉ định các quan chức địa phương cùng tham gia giải đáp.
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, ông Trần Văn Minh cho rằng, thiếu người thì phải đào tạo. Đà Nẵng hiện đang là địa phương đầu đàn về giáo dục – đào tạo, sắp tới sẽ có những dự án rất lớn về phát triển hệ thống giáo dục. Trong một tương lai gần, Đà Nẵng sẽ có Đại học (ĐH) Quốc tế, ĐH FPT, sánh bước cùng với các cơ sở cũ như Trường ĐH Bách Khoa, Kinh tế, Sư phạm, Duy Tân, Đông Á và hàng loạt trường cao đẳng, trung cấp, cơ sở dạy nghề. Ông Trần Văn Minh cho rằng, phát triển giáo dục – đào tạo là nhân tố quan trọng hàng đầu để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư.
Trong khi đó, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ông Lê Minh Ánh lại có cách nhìn hơi khác người với đồng cấp láng giềng: “Để họ đào tạo rồi mình dùng thì sướng hơn!”. Theo ông, nguồn nhân lực địa phương rất dồi dào, cứ mỗi độ cuối năm, con em miền Trung lại bắt xe từ miền Nam về quê ăn Tết, ra giêng họ lại đón xe trở vào miền Nam làm việc. Vậy, nguồn nhân lực của miền Trung thực chất đang nằm ở miền Nam. Vậy tại sao các nhà đầu tư không nghĩ rằng, nếu thực sự có nhu cầu và tạo đủ điều kiện thì họ sẵn sàng quay về phục vụ? Tại sao phải bỏ ra rất nhiều tiền để đào tạo trong khi hàng nghìn sinh viên, học viên ra trường vẫn đang thất nghiệp?
Nhân lực miền Trung : Thừa hay thiếu?, Tin Đ� Nẵng, Tin tức trong ng� y, nhân lực , lao động ,phổ thông ,thợ ,kinh tế ,miền trung
Nguồn nhân lực của miền Trung thực chất đang nằm ở miền Nam (Ảnh minh họa).
Riêng bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đưa ra quan điểm trung dung. Bà cho rằng đào tạo nguồn nhân lực cần theo 2 loại hình: một là để đáp ứng nhu cầu trước mắt, nghĩa là hễ khi nào doanh nghiệp cần thì địa phương phối hợp đào tạo; một loại hình khác mang tính dài hơi, đào tạo ra những nguồn lao động đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.
Trước những ý kiến như vậy, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đưa ra một đơn cử cực kỳ sinh động: “Khi xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất thì mới nảy sinh ra chuyện cần 300 thợ hàn. Trước đây có ai thấy rằng Quảng Ngãi cần 300 thợ hàn đâu? Thấy cần thì đào tạo, Chính quyền, nhà đầu tư, nhà thầu… phối hợp, kêu gọi, đưa chuyên gia, kỹ sư về đào tạo tại chỗ. Chỉ trong một thời gian, số thợ trên đã có đủ, hoàn toàn đáp ứng nhu cầu. Vậy từ đó rút ra được điều gì? Ấy là nguồn nhân lực, tự nó, không thiếu. Cái thiếu là thiếu cách làm, quyết tâm, thiện chí. Doanh nghiệp cứ đầu tư vào đi rồi tự khắc sẽ giải được bài toán nhân lực”.
Từ góc độ chuyên gia, TS Trương Đình Hiển, người được xem là “cha đẻ của các cảng biển nước sâu miền Trung”, đặt thẳng vấn đề: “Chúng ta nói đào tạo cần ngắn hạn và dài hạn, đào tạo ra lao động, kỹ sư, quản lý… Điều đó không sai! Nhưng chúng ta đang bỏ qua một yếu tố rất quan trọng. Đó là đào tạo ra những người biết sử dụng người tài”. Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải ghi nhận ý kiến của ông Trương Đình Hiển: “Nhân tài là do xã hội chọn lọc và công nhận chứ không phải muốn là có được. Ví như có mở ra một trường ĐH là “Tài” chẳng hạn, thì không phải những người tốt nghiệp trường ấy đều là nhân tài cả. Vấn đề là chúng ta có chiến lược, có chính sách để nhân tài xuất hiện và phát huy”.
Trong lúc các nhà đầu tư đang la lên rằng “thiếu nhân lực quá” thì hàng nghìn sinh viên vẫn phải vất vả tìm kiếm cơ hội sau khi ra trường, còn những chuyến xe vào Nam thì vẫn kín chỗ như thường.
Tác giả bài viết: H.K Vietnam Ltd.
Từ khóa:

n/a

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Tin tiêu điểm

Hoạt động của tiến sĩ Mộc Quế, Kỷ lục gia thế giới với ông Nguyễn Thanh Bình

Hoạt động của tiến sĩ Mộc Quế, Kỷ lục gia thế giới với ông Nguyễn Thanh Bình:

Bộ đếm

  • Phút online: 1.527
  • Tổng lượt truy cập: 24.864.030

Quảng cáo

Liên kết website