Máy gặt đập liên hợp Chín Nghĩa của ông Võ Văn Chưởng đang thu hoạch lúa ở xã Bình Thạnh, huyện Thủ Thừa (Long An). Hiện nay nhiều nông dân trong huyện phải tự tìm vốn khi mua máy gặt đập liên hợp Việt Nam. Ảnh: Hùng Anh |
Cánh đồng các xã Bình Thạnh – Mỹ Thạnh – Mỹ Lạc huyện Thủ Thừa (Long An) mùa này tấp nập máy gặt đập liên hợp (GĐLH) thu hoạch vụ lúa hè thu. Trên đám ruộng rộng khoảng 2ha, chiếc máy GĐLH hiệu Chín Nghĩa của ông Võ Văn Chưởng nhai lúa rào rào. Ông Chưởng khoe: “Tui mới mua ba chiếc, loại công suất cắt 4ha/ngày, giá 215 triệu đồng/chiếc, toàn bộ đều là hàng của cơ sở Chín Nghĩa, chạy êm ru, ăn đứt máy Trung Quốc”.
Ưu tiên xài máy Việt
Ông Chưởng kể: “Ở xã Bình Thạnh hiện có 15 máy GĐLH, nhưng chỉ có một máy của Trung Quốc, một máy của cơ sở Tư Sang (Cái Bè, Tiền Giang) sản xuất, còn lại đều là máy của cơ sở Chín Nghĩa (Long An). Lúc đầu, máy của mấy cơ sở trong nước chưa hoàn thiện, hoạt động trục trặc liên tục, nên nhà nông chọn mua máy Trung Quốc vì giá rẻ gần bằng 1/2 máy Kubota của Nhật. Nhưng chỉ sau một năm sử dụng, tất cả đều kêu bán máy Trung Quốc, mua máy của những cơ sở Việt Nam sản xuất”. Theo ông Chưởng, máy Trung Quốc chỉ chạy ngọt trong năm đầu tiên, sang năm thứ hai thì hư hỏng liên tục, tiền công cắt lúa mướn không đủ bù đắp cho chi phí sửa chữa. Trong khi đó, các nhà sản xuất trong nước ngày càng cải tiến kỹ thuật chiếc máy GĐLH, giá rẻ hơn máy Trung Quốc, do đó, nông dân ưu tiên mua máy Việt Nam để sử dụng.
Ông Phạm Văn Giảng, chủ tịch hội Nông dân xã Mỹ Lạc cho biết, từ năm 2009 đến nay, nông dân trong xã chọn mua máy GĐLH của Chín Nghĩa, Tư Sang hoặc Vykyno, không chịu xài máy Trung Quốc vì chỉ sau một thời gian ngắn là hư hỏng nặng. Theo ông Nguyễn Văn Trí, trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thủ Thừa, toàn huyện đang có hơn 100 máy GĐLH, nhưng máy Trung Quốc và máy Nhật không đáng kể.
Không được vay vốn
“Hiện nay, những chiếc máy GĐLH “made in Vietnam” của nông dân trong huyện đang ăn nên làm ra. Nhưng điều đáng buồn là, trong lúc Nhà nước khuyến khích người dân ưu tiên dùng hàng Việt, mấy anh Hai Lúa sử dụng máy GĐLH Việt Nam sản xuất chẳng được hưởng lợi gì từ chương trình này”, ông Phạm Văn Giảng nói. Ông Trần Văn Bé, chủ máy GĐLH ở ấp Cầu Lớn (xã Mỹ Lạc) cho biết, khi hay tin Chính phủ quyết định cho nhà nông vay vốn kích cầu để mua sắm máy móc phục vụ cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp, tất cả các chủ máy đều làm hồ sơ xin vay vốn, nhưng khi đến ngân hàng thì bị từ chối vì… thủ tục không hợp lệ. “Ngân hàng nói, máy GĐLH của các cơ sở Việt Nam sản xuất không rõ nguồn gốc, nên không cho vay vốn, nhà nông đành vay mượn vốn bên ngoài với lãi suất 3 – 5%/năm, hoặc phải thế chấp tài sản để mua máy”, ông Võ Văn Chưởng nói.
Theo ông Nguyễn Văn Trí, vừa qua, UBND tỉnh Long An đã quyết định hỗ trợ không hoàn lại 30% vốn mua máy cày, máy GĐLH cho nông dân trong tỉnh. “Nhưng chương trình này chỉ mới dừng lại ở quy mô hợp tác xã và tổ hợp tác sản xuất, đến nay, chỉ mới có 18 máy GĐLH trong huyện được hưởng chính sách này. Số máy của hộ nông dân thì vốn liếng hoàn toàn của họ tự xoay xở, nhà nước chưa hỗ trợ, giúp đỡ được gì”, ông Trí nói.
bài và ảnh: Hùng Anh
máy gặt, đập liên, chín nghĩa, ông võ, văn chưởng, xã bình, huyện thủ, long an, nông dân, trong huyện, việt nam, mỹ lạc, chiếc máy, ông chưởng, của cơ, máy trung, ưu tiên, máy gđlh, máy của, sản xuất, cơ sở, nhà nông, sử dụng, mua máy, vay vốn, quốc, nhưng, trong, không
EduCoffee Sunny English lần 1 tổ chức tại trường Đại học Công Nghiệp Thực Phầm ngày (10/11) với sự góp mặt của Tiến sĩ Mộc Quế - kỷ lục gia Thế Giới. Các bạn sinh viên lần đầu được gặp gỡ, trao đổi và nhận được học bổng 30 kỹ năng làm người, làm việc, làm giàu và học bổng FLC từ Tiến sĩ Mộc Quế - kỷ...
Ý kiến bạn đọc