Hợp tác quản trị nhân tài Kỷ Lục

Loay hoay du lịch ĐBSCL - Bài 2: Thiếu liên kết

Đăng lúc: Chủ nhật - 14/11/2010 23:16 - Người đăng bài viết: admin
Loay hoay du lịch ĐBSCL - Bài 2: Thiếu liên kết

Loay hoay du lịch ĐBSCL - Bài 2: Thiếu liên kết

Ai cũng biết, ai cũng nhận thấy liên kết hợp tác sẽ tạo ra sản phẩm mới, sức mạnh mới nhưng bao năm nay vẫn dừng lại ở mức “Biết rồi khổ lắm nói mãi” mà thiếu một nhạc trưởng.

Đèn ai nấy rạng

“Hợp tác mới tồn tại”, đó là bức xúc của nhiều đại biểu trong một hội nghị phát triển du lịch vùng. 10/13 tỉnh, thành trong khu vực đã ký kết hợp tác với TPHCM, trong đó Cần Thơ ký kết với 10 tỉnh trong khu vực và TPHCM, Hà Nội. Tuy nhiên, dự án thành công không nhiều còn lại phải ngậm ngùi “đứt gánh giữa đường” hoặc chỉ nằm trên giấy như khai thác khu du lịch Ao Bà Om (Bến Tre - Trà Vinh), biển Ba Động (Trà Vinh – Cần Thơ)…

Ngay Năm Du lịch quốc gia - Mekong Cần Thơ 2008, dù danh mục dày đặc sự kiện các tỉnh, nhưng hầu như chỉ tập trung tại Cần Thơ; không có công ty lữ hành nào đưa khách về cho địa phương mình được! Điều này phản ánh sự rời rạc, mạnh ai nấy làm, chưa thấy có sợi chỉ xuyên suốt trong việc việc điều hành, khai thác, kết nối tour tuyến trong vùng.

Hơn 90% lượng khách khai thác được chủ yếu qua các đơn vị TPHCM, Giám đốc một Trung tâm hướng dẫn điều hành du lịch xác nhận. Dựng tour, nối tuyến (lữ hành) phải dựa quá nhiều từ bên ngoài là điểm yếu phổ biến của du lịch ĐBSCL. Do vậy các nơi vẫn chỉ loanh quanh với cái sẵn có dịch vụ tại chỗ. Việc bắt tay trong thời gian qua chỉ mang lại một số kết quả nhất định trong trao đổi thông tin, kinh nghiệm quản lý, bồi dưỡng nhân lực; xúc tiến quảng bá...

Theo nhiều người, con số đón gần 7,5 triệu lượt khách, chiếm 77,63% tổng số khách; doanh thu đạt hơn 882 tỷ đồng, chiếm 58% tổng doanh thu cả vùng của Cần Thơ - An Giang - Kiên Giang - Cà Mau sau một năm hợp tác (Hiệp hội du lịch ĐBSCL – 8-2010) vẫn nặng về tăng trưởng cơ học từng địa phương, chưa thể hiện rõ kết quả của sự liên kết.

Cung cấp cùng một sản phẩm, liên kết không hiệu quả tất yếu dẫn đến hiện tượng đơn điệu, trùng lắp; thương hiệu, bản sắc riêng cho chính mình và toàn vùng không đậm nét. Nhìn trên tổng thể, đó là sự “giẫm nhau” về mặt tư duy, “đèn ai nấy rạng”.

Việc liên kết được kêu gọi cả chục năm nay, trong hàng chục hội nghị hội thảo đa cấp đa ngành lớn nhỏ. Quan chức địa phương, những người làm du lịch ai cũng biết, ai cũng nhận thấy liên kết hợp tác sẽ tạo ra sản phẩm mới, sức mạnh mới, đa dạng, hấp dẫn hơn, kéo dài số ngày lưu trú của khách… nhưng đến nay vẫn dừng lại ở mức kêu gọi.

Một “nhạc trưởng”, một “cơ chế điều phối cấp vùng” là điều rất cần thiết. Tổng cục du lịch thì xa, nặng về chỉ đạo phương hướng, vai trò điều phối toàn vùng chưa rõ, không giải quyết kịp thời bức xúc của doanh nghiệp. Hiệp hội du lịch ĐBSCL (MDTA) được thành lập hơn 1 năm nay, mục tiêu liên kết được đặt ra ngay khi thành lập. Vấn đề hiện nay là các địa phương phân công nhiệm vụ để vừa cùng phát triển vừa có tính riêng biệt, chuyên sâu cho từng địa phương vừa có tính phối hợp liên hoàn.

Hướng đi đã có nhưng chưa đủ

“Đề án phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020”õ được phê duyệt đầu năm 2010 là một thuận lợi cho việc liên kết, phát triển du lịch châu thổ. Nhưng đây mới chỉ là hành lang pháp lý, là điều kiện cần bởi sự liên kết phụ thuộc vào chính những người trong cuộc.

Một ban điều phối cấp vùng hoạt động thiết thực, hiệu quả chính là bước đột phá để liên kết. “Văn phòng Hiệp hội Du lịch Thái Lan” tại Chanthaburi là 1/25 văn phòng được đặt trên toàn nước Thái nhằm giúp ngành du lịch trong khu vực tiếp nhận đầy đủ thông tin; giới thiệu doanh nghiệp du lịch, khai thác hàng thủ công, sản phẩm địa phương rộng rãi hơn; xây dựng chiến lược tiếp thị, hợp tác, phát triển... Nhiệm vụ chính của văn phòng không phải là kinh doanh mà là điều phối và liên kết. Mô hình này được nhiều doanh nghiệp du lịch ĐBSCl rất chú ý.

“Miếng bánh phải được chia sẻ hợp lý. Chúng ta chưa tin nhau, chưa “đánh bài ngửa” làm sao bắt tay nhau”, nhiều vị phụ trách lữ hành cùng nhận xét. Sự phóng khoáng, chân tình “Tứ hải giai huynh đệ” của người miền Tây rất cần để tiến tới những thỏa thuận hiệu quả. Ký kết hợp tác dựa trên quy hoạch đề án, tiềm năng thế mạnh, trong đó các doanh nghiệp nắm vị trí chủ chốt; từ đó phân công cụ thể để đầu tư từng tour sao có hiệu quả.

Bên cạnh một đội ngũ nhân lực chuyên sâu du lịch, ĐBSCL rất cần những người có tầm nhìn xa, cởi bỏ tâm lý sợ cạnh tranh. Và điều quan trọng nhất, để liên kết hiệu quả, bền vững vẫn là Nhà nước thể hiện vai trò rõ hơn trong phân chia lợi ích để không chỉ quyền lợi của doanh nghiệp mà cả người dân được đảm bảo.

Chú trọng liên kết nội vùng nhưng để nâng tầm, du lịch ĐBSCL sẽ hợp tác sâu hơn với các trung tâm du lịch lớn trong nước như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng cũng như ưu tiên liên kết với các nước tiểu vùng sông Mekong (Campuchia, Thái Lan...) bằng đường bộ và đường thủy.

Vũ Thống Nhất

Loay hoay du lịch ĐBSCL

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Tin tiêu điểm

NÔNG DÂN ĐƯỢC RẤT NHIỀU DỰ ÁN

Hàng trăm chủ trang trại, nông dân đã dự các lớp học ở Thị xã Tân Uyên, Bắc Tân Uyên, Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Phú Giáo.Anh Trần Văn Vạn, Chủ trang trại nuôi heo nái, heo thịt (ở Lai Khê, Lai Hưng, Bàu Bàng), một trong số 10 chủ trang trại được UBND tỉnh vinh danh trong ngày Doanh nhân Việt Nam...

Bộ đếm

  • Phút online: 1.575
  • Tổng lượt truy cập: 24.090.575

Quảng cáo

Liên kết website