100 tuổi và 7 tuổi cũng thi
Thí sinh cao tuổi nhất là cụ Vũ Duy Bính, năm nay đã 100 tuổi, ở đường Đặng Thai Mai, Tây Hồ (Hà Nội). Dù đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, nhưng cụ vẫn còn rất minh mẫn. “Năm nay tôi tròn 100 tuổi, còn Thăng Long - Hà Nội thì tròn 1.000 tuổi, tôi thấy rất phấn khởi và muốn tham gia cuộc thi ý nghĩa này”, cụ Bính nói. Trong suốt bốn tháng, cụ đã kỳ công tìm kiếm, thu thập hình ảnh và tài liệu. Bài dự thi của cụ Duy Bính có tới gần 100 trang là phần trả lời được chính cụ viết tay. “Việc sưu tầm tài liệu mới mất nhiều thời gian, còn việc viết thì đơn giản”, cụ Bính cho biết. Với cụ, việc tham dự cuộc thi còn “giúp tôi rèn luyện trí óc và làm gương cho con cháu: yêu lấy lịch sử nước nhà”.
Một trong hai thí sinh ít tuổi nhất là em Nguyễn Duy Khanh, năm nay mới 7 tuổi. Khanh là học sinh khiếm thị của trường Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội. Bài thi của Nguyễn Duy Khanh được thực hiện bằng chữ nổi. “Em đã viết bài thi trong suốt 4 ngày”, Khanh nói. Bài dự thi của Khanh có thể không đầy đủ tư liệu như những bài dự thi khác nhưng trong đó, em còn viết bằng chính cảm nhận, suy nghĩ của em về nơi mình đang sinh sống.
Bài dự thi trên những chiếc nón lá
Chương trình đại lễ ngày 5.10 9 giờ: Khánh thành Tượng đài Thánh Gióng tại khu Đền Sóc, Phù Linh, Sóc Sơn; Giới thiệu công trình nghệ thuật Con đường gốm sứ ven sông Hồng tại đường Yên Phụ, Ba Đình. 14 giờ: Khai mạc triển lãm Nghề gốm Bát Tràng - cổ truyền và hiện đại tại làng Bát Tràng, Gia Lâm. 20 giờ: Biểu diễn âm nhạc của các nghệ sĩ VN tại Nhà hát Lớn HN; Chương trình ca nhạc tổng hợp Hùng khí Thăng Long - Bài ca đất nước tại sân vận động Hàng Đẫy; Chương trình nghệ thuật Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long tại vườn hoa Lý Thái Tổ. |
Qua một người bạn VN, Steven Tait biết đến cuộc thi và quyết định tham gia để hiểu hơn lịch sử của Hà Nội. “Chiếc nón tuy đơn giản nhưng có vị trí quan trọng trong đời sống của người Việt. Vì thế tôi nảy ra ý tưởng này”, Steven Tait cho biết. Anh chia sẻ: “Vốn tiếng Việt của tôi chưa nhiều, nên lúc đầu tôi phải nhờ người bạn phiên dịch các câu hỏi. Sau đó, tôi mất rất nhiều thời gian đi tìm kiếm tư liệu và hình ảnh. Đến giờ, tôi không thể nhớ chính xác mình đã mất bao nhiêu thời gian để tìm hiểu lịch sử Hà Nội nữa”. Chính Steven Tait đã viết nắn nót từng câu trả lời bằng tiếng Việt trên 5 chiếc nón lá. Với anh, viết chữ bằng tiếng Việt cho thật đẹp chẳng dễ dàng chút nào.
Steven Tait mới sống ở VN được hai năm rưỡi. “Tôi yêu những con người dễ gần, yêu những món ăn truyền thống và rất thích đi du lịch ở đất nước các bạn. Hơn hai năm sống ở đây mà lúc nào tôi cũng thấy vui vẻ”, Steven Tait thổ lộ. Anh cho rằng Hà Nội là thành phố có tốc độ phát triển rất nhanh, nhưng vẫn giữ được văn hoá của mình. Steven Tait có sở thích là đi xe máy ngắm phố phường Hà Nội, thưởng thức món chả cá và cả... thịt chó. “Sau khi tham gia cuộc thi, tôi thấy mình mới hiểu thêm về Hà Nội một chút thôi. Lịch sử và văn hoá Hà Nội còn nhiều điều để tôi khám phá lắm”, anh bày tỏ.
Cuộc thi Tìm hiểu Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến và anh hùng, do Ban chỉ đạo các hoạt động kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội phối hợp cùng T.Ư Đoàn; UBND TP Hà Nội, Báo Hà Nội Mới phát động từ tháng 10.2009, đã nhận được 3.273.479 bài dự thi. Hôm qua 4.10, tại Hà Nội, Ban tổ chức đã tổng kết và trao giải. Giải đặc biệt cá nhân: Đoàn cơ sở Trung đoàn BB38, Sư đoàn BB2, Quân khu V. Giải nhất cá nhân: Vũ Tuấn Cường (Đoàn thanh niên Công ty Cavico VN), ông Đinh Văn Định (trường THCS Hồ Xuân Hương, Quỳnh Lưu, Nghệ An), ông Bùi Xuân Nhạn (xã Đồng Quảng, H.Gia Lộc, Hải Dương). Giải đặc biệt tập thể: BTC cuộc thi TP Hà Nội. Ngoài ra, BTC còn trao các giải nhì, ba, khuyến khích cho các cá nhân, tập thể và 8 giải cá nhân có bài dự thi ấn tượng. |
Trao giải báo chí toàn quốc về 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội Tối qua, Ban Tuyên giáo T.Ư, Bộ Thông tin - Truyền thông, Hội Nhà báo VN và TP Hà Nội đã tổ chức lễ trao giải báo chí toàn quốc về 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Ban tổ chức đã trao giải thưởng cho 92 tác phẩm của 92 tác giả, nhóm tác giả. 6 tác phẩm giành giải A thuộc về các tác giả, nhóm tác giả thuộc các báo Hà Nội Mới, Nhân Dân, Sơn La, báo điện tử VTC News, Đài PT-TH Đồng Nai và Đài PT-TH Đà Nẵng. Trong đó, tác giả Lâm Viên, phóng viên Báo Thanh Niên thường trú tại Lâm Đồng giành giải C với tác phẩm: Bất ngờ phát hiện mộc bản “Chiếu dời đô”. Phát động từ tháng 6.2009, Ban tổ chức đã nhận được 700 tác phẩm của các tác giả, nhóm tác giả được tuyển chọn và sơ tuyển từ hàng ngàn tác phẩm từ trên 100 đơn vị báo chí cơ sở và các cá nhân trên toàn quốc gửi về tham dự. Phát biểu tại lễ trao giải, ông Tô Huy Rứa - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư đánh giá cuộc thi đã góp phần quan trọng vào công tác tuyên truyền Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đặc biệt đã nêu bật, đề cao những giá trị văn hoá Thăng Long - Hà Nội; tình cảm của nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế đối với thủ đô cũng như những thành tựu trong công cuộc đổi mới, khát vọng vươn lên của Hà Nội. Trường Sơn |
Minh Ngọc - Phan Hậu
Ngày 25, 26/7/2013 tại TP Hà Tĩnh, Hiệp hội các đô thị Việt Nam đã tổ chức khoá đào tạo “Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế đô thị” dành cho các nữ lãnh đạo, cán bộ của UBND và HĐND cùng các ban ngành đoàn thể của TP Hà Tĩnh; và các chị em lãnh đạo, cán bộ của một số đô thị vùng Bắc Trung...
Ý kiến bạn đọc