Nguyên tắc cho ba mẹ
1-Chia sẻ: Khi đứa trẻ tham gia các mạng xã hội như Facebook, hầu như chúng không quan tâm ba mẹ nói gì về điều đó. Ba mẹ không thể ra lệnh cấm trẻ vào mạng xã hội mà hãy làm bạn với chúng để trẻ thấy bố mẹ là chỗ thân tín nhất để tâm sự chuyện bạn bè, thầy cô, chuyện cuộc sống, học hành... chứ không cần phải vào mạng xã hội để giải tỏa. Giải thích cho trẻ hiểu những lời phát biểu vô ý thức sẽ làm tổn hại đến người khác, thậm chí gây ra những hậu quả không lường được...
2-Trao đổi: Bạn phải hiểu rằng, con trẻ không đánh giá hết hậu quả của thói quen cái gì cũng quăng bừa lên mạng xã hội, điều đó có ảnh hưởng đến tương lai của chính nó. Ba mẹ và con nên cùng tranh luận về internet và những lý lẽ tán thành hay phản đối có thể mở đường cho cuộc đối thoại với trẻ về những rủi ro cũng như thú vui của mạng xã hội.
3-Vạch ra giới hạn: Nói với con về một ví dụ cụ thể bị ảnh hưởng bởi việc tiết lộ thông tin cá nhân thì sẽ ý nghĩa đối với chúng hơn là những lời đe dọa cảnh báo. Chia sẻ viễn cảnh thực tế thì sẽ ấn tượng hơn là đe dọa chung chung.
4-Xác định lại sự riêng tư: Thông tin cá nhân trên internet không bao giờ thật sự riêng tư. Bạn bè có thể trở thành kẻ thù, thời gian có thể thay đổi, những ý kiến đáng tôn sùng trong năm nay có thể trở thành của nợ vào năm sau. Chứng minh cho trẻ những ví dụ điển hình về những người tin vào Facebook đã có những kết cục thất vọng. Bạn có thể cho nó những chỉ dẫn cần thiết và kiểm tra thực tế đối với việc trải nghiệm Facebook của chúng là tích cực.
Mẹo an toàn cho con
Trong khi ngày xưa, chúng ta sợ ai đó tấn công con mình ngoài đường, ngày nay có một đe dọa mới: kẻ trộm nhận dạng online và dùng chúng để lừa đảo.
Những chi tiết nhỏ về lý lịch cá nhân của con chia sẻ trên mạng xã hội là thông tin vàng cho tên trộm tóm lấy và dùng nó. Ba mẹ nên giúp con có những mẹo đơn giản vui mà không tiết lộ thông tin:
-Trẻ nên có những nickname dễ thương, chứ không phải tên thật. Giữ tên thật để giao dịch ở những giấy tờ hợp pháp.
- Không ghi đầy đủ ngày tháng năm sinh, chỉ cần ngày tháng là đủ và những bạn bè thân thật sự mới biết rõ.
- Không cho địa chỉ nhà. Với người lạ bên ngoài mình còn sợ không dám cho địa chỉ, huống hồ tung hê hết lên mạng làm gì?
- Đưa hình lên mạng có chọn lọc, tránh dùng hình mặc đồng phục trường học.
- Không được cho số điện thoại trên đó, vì rất dễ bị kẻ trộm lấy và liên lạc với trẻ để dụ dỗ.
Bạn không thể bắt trẻ từ bỏ mạng xã hội được mà chỉ có thể dạy con cách tự bảo vệ nó an toàn mà thôi.
Lê Ngân
Ý kiến bạn đọc