Hợp tác quản trị nhân tài Kỷ Lục

Giảm thiểu nguy cơ từ khai thác bôxít...

Đăng lúc: Thứ hai - 15/11/2010 00:25 - Người đăng bài viết: admin
Giảm thiểu nguy cơ từ khai thác bôxít...

Giảm thiểu nguy cơ từ khai thác bôxít...

SGTT.VN - Sự cố vỡ đập hồ chứa bùn đỏ tại mỏ khai thác và chế biến bôxít ở Hungary tiếp tục thu hút sự quan tâm của mọi giới trong mối liên hệ với các dự án khai thác bôxít của nước ta đang được triển khai ở Tây Nguyên. Sài Gòn Tiếp Thị trao đổi với GS.TS khoa học Đặng Trung Thuận, chủ tịch hội Địa hoá Việt Nam.

Thưa giáo sư, bùn đỏ thải ra từ các nhà máy alumin có khả năng tác động thế nào đến môi trường?

Thực chất bùn đỏ là một hỗn hợp, gồm các oxit kim loại không hoà tan trong dung dịch xút (NaOH) ở công đoạn hoà tách trong dây chuyền công nghệ Bayer.

Nếu thải trực tiếp ra môi trường sẽ có khả năng gây ra các hậu quả sau đây: thứ nhất, phải sử dụng diện tích đất lớn để lưu trữ, làm mất khả năng sử dụng đất trong thời gian dài. Thứ hai, khối lượng bùn thải lớn, trong mùa mưa có nguy cơ gây ra rửa trôi, lũ bùn làm ô nhiễm môi trường nước mặt trên diện rộng. Thứ ba, lượng xút dư thừa trong bùn đỏ, bùn oxalat thấm vào đất gây ô nhiễm, đồng thời ngấm xuống đất gây ô nhiễm cả nguồn nước ngầm. Thứ tư, kích thước các hạt bùn đỏ rất nhỏ, có khuynh hướng dễ vỡ khi khô, nên trong quá trình làm khô, bụi bùn đỏ có khả năng phát tán vào không khí do gió, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người và môi trường sinh thái.

Nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ liệu có nguy cơ tràn hồ bùn đỏ không?

Tất nhiên! Việc lưu giữ bùn đỏ chỉ đảm bảo khi hệ thống rửa và lọc nước cũng như cân bằng nước được quản lý và kiểm soát chặt chẽ. Các vùng có mỏ bôxít lớn ở Tây Nguyên là những vùng mưa lớn của Việt Nam. Các hồ chứa bùn đỏ ở dự án Tân Rai và Nhân Cơ tuy đã được chọn ở những thung lũng có diện tích hứng nước nhỏ, nhưng nếu mưa lớn bất thường, lũ từ các thung lũng khác tràn sang mà vận hành thoát nước không kịp, nước sẽ đẩy bùn đỏ chảy tràn khỏi hồ chứa và phát tán ra môi trường.

Trên thế giới, vấn đề nước chảy tràn bờ hồ chứa bùn đỏ đã từng xảy ra ngay cả với các tập đoàn khai khoáng lớn và diễn ra tại nước phát triển có kinh nghiệm về khai thác chế biến bôxít và bảo vệ môi trường. Các điều tra sau đó cho thấy, nguyên nhân xảy ra sự cố để bùn đỏ chảy tràn hồ chứa là do phương thức vận hành không phù hợp, thiếu thông tin và không được kiểm soát chặt chẽ.

Trong nhiều báo cáo, TKV trình bày đã tính đến mọi phương án ngăn chặn nguy cơ vỡ đập chứa. Liệu có thể hoàn toàn an tâm với khẳng định ấy không?

Mặc dù chưa có ghi nhận chính thức về động đất nhưng Tây Nguyên từng xảy nhiều trận lũ quét gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Trận lũ quét năm 1990 ở Dăk Lăk đã gây ra hiện tượng domino: bốn hồ chứa nước nhỏ ở phía thượng lưu bị vỡ, kéo theo làm vỡ bốn đập thuỷ lợi ở phía hạ lưu. Hay trận lũ quét xuất hiện gần đây nhất vào ngày 11.5.2008 ở Tuy Đức, vùng có mỏ bôxít của tỉnh Dăk Nông.

Theo quy luật xác suất thì dù kiên cố tới đâu, không loại trừ khả năng vỡ bờ bao của hồ bùn đỏ khi có mưa to bất thường ở Tây Nguyên, đặc biệt trong giai đoạn biến đổi khí hậu hiện nay.

Ngoài ra, nguy cơ thẩm thấu chất độc hại xuống mạch nước ngầm và nguy cơ phát tán bụi vào môi trường cũng không thể xem nhẹ.

Nhưng nhà máy Tân Rai sắp vận hành, còn nhà máy Nhân Cơ cũng đã khởi công. Giải pháp giảm thiểu nguy cơ khả thi nhất có thể đặt ra là gì, thưa giáo sư?

Theo tôi, chuỗi hệ thống giải pháp gồm bảy bước cần được thực hiện là:

Đọc thêm:

Một là, lựa chọn địa điểm xây dựng hồ chứa lưu giữ bùn đỏ phù hợp, có xem xét đến các yếu tố về địa chất, tính chất đất, hệ thống sông hồ, chế độ thuỷ văn, động đất, gió, số liệu bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, vấn đề cung cấp nước của khu vực, nước ngầm...

Đây là những vấn đề mà các nhà lập dự án phải thu thập đầy đủ và phân tích các phương án khác nhau.

Hai là, xây dựng đập hồ chứa đảm bảo kiên cố, chống thấm tốt và có tuổi thọ lâu dài, đáp ứng được yêu cầu hạn chế tối đa nguy cơ vỡ đập khi có sự cố hoặc thiên tai. Đáy hồ và xung quanh hồ cần được xử lý chống thấm triệt để bằng các lớp chống thấm. Ngoài ra, cần thiết lập hệ thống ống trên nền chống thấm, để có thể bơm lên xử lý, thu hồi một phần xút dư thừa.

Ba là, thiết kế xây dựng hồ chứa bùn đỏ, bùn oxalat không nhất thiết phải xây dựng ngay bãi thải có sức chứa lâu dài mà có thể ngăn theo lô xây dựng dần theo quá trình sản xuất. Như vậy, khi mở rộng xây dựng ngăn chứa cho giai đoạn tiếp theo đã có nhiều kinh nghiệm thu được của giai đoạn trước liên quan đến công nghệ đổ thải, vấn đề thu hồi nước, vấn đề xây dựng chống thấm, chống chảy tràn...

Bốn là, thiết lập hệ thống thu gom nước xung quanh hồ nhằm hạn chế tối đa việc nước chảy tràn vào hồ khi có mưa.

Năm là, trung hoà bùn đỏ. Như vậy sẽ giảm khả năng tác động xấu đến môi trường và giảm được công tác quản lý khu bãi thải sau khi đóng cửa khu bãi thải. Đó cũng là cơ hội tận dụng chất thải vì độ pH đã giảm đi.

Sáu là, thiết lập hệ thống quan trắc môi trường (cả hệ thống nước ngầm) để phát hiện và xử lý kịp thời sự phát tán của bùn đỏ, bùn oxalat, kịp thời ứng phó với các sự cố môi trường xảy ra.

Bảy là, nghiên cứu sử dụng bùn đỏ. Trên thế giới đã có nhiều thành công trong nghiên cứu và phát triển các cách sử dụng bùn đỏ, tuy thương mại hoá chưa nhiều. Có một số ứng dụng bùn đỏ như sử dụng cải tạo đất chua phèn; khống chế các kim loại vi lượng; làm gốm sứ như gạch ngói, gạch lát nhà; sản xuất ximăng, vữa ximăng và gốm khoáng chất; làm chất phụ gia trong luyện ferro, chất độn trong công nghiệp cao su và chất dẻo, bột màu trong sản xuất sơn tường, vật liệu phủ...

Hoàng Thiên Nga (thực hiện)

Cần lập cơ quan giám sát độc lập bên cạnh TKV

Theo nhận xét của nhiều chuyên gia qua chuyến đi thực địa mới đây tại công trường hai nhà máy Tân Rai, Nhân Cơ thì vị trí đặt hồ bùn đỏ của nhà máy Nhân Cơ tương đối thuận lợi hơn Tân Rai bởi nó được đặt ở trong thung lũng, ba mặt giáp sườn đồi, chỉ có một bên phải xây đập ngăn. Hồ bùn đỏ nhà máy Tân Rai thì gần như phải xây đập ngăn tứ phía.

Tại thời điểm này, công tác thi công hồ bùn đỏ của nhà máy Tân Rai đang được triển khai, nhà máy Tân Rai sắp chính thức vận hành vào cuối năm 2010. Vậy mà phần việc cực kỳ quan trọng là tổ chức quan trắc môi trường ở trong vùng và xung quanh hồ bùn đỏ để thu thập các “số liệu nền” dùng làm căn cứ so sánh và theo dõi những diễn biến về môi trường khi nhà máy đi vào vận hành, cho đến nay vẫn chưa được triển khai. Trong khi đó, dự án quan trắc môi trường đã được phê duyệt với số tiền khoảng 30 tỉ đồng.

Ngoài trách nhiệm của chủ đầu tư, sự giám sát của các cơ quan nhà nước, để bảo đảm những lời cam kết đã hứa trước Chính phủ và nhân dân, TKV rất cần được hỗ trợ bởi một cơ quan đánh giá và giám sát độc lập trong quá trình thiết kế, thi công, vận hành hồ bùn đỏ và quan trắc môi trường ở các nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ.

H.T.N

 

Bùn đỏ có thể gây ung thư

Với công suất 600 ngàn tấn alumin/năm, hai nhà máy thải ra khoảng 1,2 triệu tấn bùn đỏ/năm, tương đương 810.000m3. Lấy tuổi thọ nhà máy tối thiểu là 30 năm thì tổng lượng thải sẽ là 24,3 triệu m3. Nếu diện tích dành cho hồ bùn đỏ của mỗi nhà máy theo quy hoạch là 100ha, với giả thiết chia thành bốn lô để lần lượt xây dựng bốn hồ chứa bùn đỏ với quy mô 1.000 x 250m, thì mỗi hồ phải tích chứa đến hơn sáu triệu m3, lớn hơn nhiều lần so với hồ của Hungary, nguy cơ rủi ro rất lớn.

Nhân Cơ, Gia Nghĩa cũng như Tân Rai, Bảo Lâm ở mức cao địa hình khoảng 600 – 700m so với mực nước biển, đều là đầu nguồn của hệ thống sông Đồng Nai. Trong trường hợp có sự cố, dòng thác bùn đỏ từ Nhân Cơ lập tức theo sông Dăk Nông đổ về sông Đa Dâng, tức sông Đồng Nai, còn từ Tân Rai theo các suối đổ vào sông La Ngà. Cả hai dòng bùn đỏ đều hướng về hồ Trị An, nơi cấp nước cho các nhà máy nước của Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM, hàng triệu người dân hứng chịu nước ô nhiễm, đó là chưa kể thảm hoạ sinh thái trên tuyến Dăk Nông, Lâm Đồng về xuôi.

Về ảnh hưởng trực tiếp đối với con người từ thảm họa bùn đỏ tại Hungary, các nhà hoạt động nhóm bảo vệ môi trường Hungarian Friends of the Earth cho rằng: “chẳng ai có thể sống được tại những ngôi làng này trong 10 năm tới, dù đã được dọn dẹp sạch bùn”. Theo các chuyên gia, nồng độ cao chất thạch tín và thuỷ ngân có trong bùn đỏ có thể gây ung thư nếu phát tán trong không khí và vào hệ thống hô hấp của con người. Bộ trưởng Môi trường của Hungary cũng thừa nhận bùn đỏ chứa một số kim loại nặng có khả năng gây ung thư với người tiếp xúc và cảnh báo người dân đeo mặt nạ tránh hít bụi độc.

HTN – Kim Dung

Từ khóa:

Thưa giáo sư, bùn đỏ thải ra từ các nhà máy alumin có khả năng tác động thế nào đến môi trường? Ghi lại những hình ảnh kinh hoàng vì bùn đỏ. Ảnh: Telegraph Thực chất bùn đỏ là một hỗn hợp, gồm các oxit kim loại không hoà tan trong dung dịch xút (NaOH) ở công đoạn hoà tách trong dây chuyền công nghệ Bayer. Nếu thải trực tiếp ra môi trường sẽ có khả năng gây ra các hậu quả sau đây: thứ nhất, phải sử dụng diện tích đất lớn để lưu trữ, làm mất khả năng sử dụng đất trong thời gian dài. Thứ hai, khối lượng bùn thải lớn, trong mùa mưa có nguy cơ gây ra rửa trôi, lũ bùn làm ô nhiễm môi trường nước mặt trên diện rộng. Thứ ba, lượng xút dư thừa trong bùn đỏ, bùn oxalat thấm vào đất gây ô nhiễm, đồng thời ngấm xuống đất gây ô nhiễm cả nguồn nước ngầm. Thứ tư, kích thước các hạt bùn đỏ rất nhỏ, có khuynh hướng dễ vỡ khi khô, nên trong quá trình làm khô, bụi bùn đỏ có khả năng phát tán vào không khí do gió, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người và môi trường sinh thái. Nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ liệu có nguy cơ tràn hồ bùn đỏ không? Tất nhiên! Việc lưu giữ bùn đỏ chỉ đảm bảo khi hệ thống rửa và lọc nước cũng như cân bằng nước được quản lý và kiểm soát chặt chẽ. Các vùng có mỏ bôxít lớn ở Tây Nguyên là những vùng mưa lớn của Việt Nam. Các hồ chứa bùn đỏ ở dự án Tân Rai và Nhân Cơ tuy đã được chọn ở những thung lũng có diện tích hứng nước nhỏ, nhưng nếu mưa lớn bất thường, lũ từ các thung lũng khác tràn sang mà vận hành thoát nước không kịp, nước sẽ đẩy bùn đỏ chảy tràn khỏi hồ chứa và phát tán ra môi trường. Trên thế giới, vấn đề nước chảy tràn bờ hồ chứa bùn đỏ đã từng xảy ra ngay cả với các tập đoàn khai khoáng lớn và diễn ra tại nước phát triển có kinh nghiệm về khai thác chế biến bôxít và bảo vệ môi trường. Các điều tra sau đó cho thấy, nguyên nhân xảy ra sự cố để bùn đỏ chảy tràn hồ chứa là do phương thức vận hành không phù hợp, thiếu thông tin và không được kiểm soát chặt chẽ. Trong nhiều báo cáo, TKV trình bày đã tính đến mọi phương án ngăn chặn nguy cơ vỡ đập chứa. Liệu có thể hoàn toàn an tâm với khẳng định ấy không? Mặc dù chưa có ghi nhận chính thức về động đất nhưng Tây Nguyên từng xảy nhiều trận lũ quét gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Trận lũ quét năm 1990 ở Dăk Lăk đã gây ra hiện tượng domino: bốn hồ chứa nước nhỏ ở phía thượng lưu bị vỡ, kéo theo làm vỡ bốn đập thuỷ lợi ở phía hạ lưu. Hay trận lũ quét xuất hiện gần đây nhất vào ngày 11.5.2008 ở Tuy Đức, vùng có mỏ bôxít của tỉnh Dăk Nông. Theo quy luật xác suất thì dù kiên cố tới đâu, không loại trừ khả năng vỡ bờ bao của hồ bùn đỏ khi có mưa to bất thường ở Tây Nguyên, đặc biệt trong giai đoạn biến đổi khí hậu hiện nay. Ngoài ra, nguy cơ thẩm thấu chất độc hại xuống mạch nước ngầm và nguy cơ phát tán bụi vào môi trường cũng không thể xem nhẹ. Nhưng nhà máy Tân Rai sắp vận hành, còn nhà máy Nhân Cơ cũng đã khởi công. Giải pháp giảm thiểu nguy cơ khả thi nhất có thể đặt ra là gì, thưa giáo sư? Theo tôi, chuỗi hệ thống giải pháp gồm bảy bước cần được thực hiện là: Đọc thêm: • Từ tai hoạ bùn đỏ ở Hungary, nghĩ tới bôxít Tây Nguyên • Việt Nam dùng công nghệ “ướt” rẻ tiền • Thảm họa bùn đỏ từ khai thác bôxit Một là, lựa chọn địa điểm xây dựng hồ chứa lưu giữ bùn đỏ phù hợp, có xem xét đến các yếu tố về địa chất, tính chất đất, hệ thống sông hồ, chế độ thuỷ văn, động đất, gió, số liệu bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, vấn đề cung cấp nước của khu vực, nước ngầm... Đây là những vấn đề mà các nhà lập dự án phải thu thập đầy đủ và phân tích các phương án khác nhau. Hai là, xây dựng đập hồ chứa đảm bảo kiên cố, chống thấm tốt và có tuổi thọ lâu dài, đáp ứng được yêu cầu hạn chế tối đa nguy cơ vỡ đập khi có sự cố hoặc thiên tai. Đáy hồ và xung quanh hồ cần được xử lý chống thấm triệt để bằng các lớp chống thấm. Ngoài ra, cần thiết lập hệ thống ống trên nền chống thấm, để có thể bơm lên xử lý, thu hồi một phần xút dư thừa. Ba là, thiết kế xây dựng hồ chứa bùn đỏ, bùn oxalat không nhất thiết phải xây dựng ngay bãi thải có sức chứa lâu dài mà có thể ngăn theo lô xây dựng dần theo quá trình sản xuất. Như vậy, khi mở rộng xây dựng ngăn chứa cho giai đoạn tiếp theo đã có nhiều kinh nghiệm thu được của giai đoạn trước liên quan đến công nghệ đổ thải, vấn đề thu hồi nước, vấn đề xây dựng chống thấm, chống chảy tràn... Bốn là, thiết lập hệ thống thu gom nước xung quanh hồ nhằm hạn chế tối đa việc nước chảy tràn vào hồ khi có mưa. Năm là, trung hoà bùn đỏ. Như vậy sẽ giảm khả năng tác động xấu đến môi trường và giảm được công tác quản lý khu bãi thải sau khi đóng cửa khu bãi thải. Đó cũng là cơ hội tận dụng chất thải vì độ pH đã giảm đi. Sáu là, thiết lập hệ thống quan trắc môi trường (cả hệ thống nước ngầm) để phát hiện và xử lý kịp thời sự phát tán của bùn đỏ, bùn oxalat, kịp thời ứng phó với các sự cố môi trường xảy ra. Bảy là, nghiên cứu sử dụng bùn đỏ. Trên thế giới đã có nhiều thành công trong nghiên cứu và phát triển các cách sử dụng bùn đỏ, tuy thương mại hoá chưa nhiều. Có một số ứng dụng bùn đỏ như sử dụng cải tạo đất chua phèn; khống chế các kim loại vi lượng; làm gốm sứ như gạch ngói, gạch lát nhà; sản xuất ximăng, vữa ximăng và gốm khoáng chất; làm chất phụ gia trong luyện ferro, chất độn trong công nghiệp cao su và chất dẻo, bột màu trong sản xuất sơn tường, vật liệu phủ... HOÀNG THIÊN NGA (THỰC HIỆN) Cần lập cơ quan giám sát độc lập bên cạnh TKV Theo nhận xét của nhiều chuyên gia qua chuyến đi thực địa mới đây tại công trường hai nhà máy Tân Rai, Nhân Cơ thì vị trí đặt hồ bùn đỏ của nhà máy Nhân Cơ tương đối thuận lợi hơn Tân Rai bởi nó được đặt ở trong thung lũng, ba mặt giáp sườn đồi, chỉ có một bên phải xây đập ngăn. Hồ bùn đỏ nhà máy Tân Rai thì gần như phải xây đập ngăn tứ phía. Tại thời điểm này, công tác thi công hồ bùn đỏ của nhà máy Tân Rai đang được triển khai, nhà máy Tân Rai sắp chính thức vận hành vào cuối năm 2010. Vậy mà phần việc cực kỳ quan trọng là tổ chức quan trắc môi trường ở trong vùng và xung quanh hồ bùn đỏ để thu thập các “số liệu nền” dùng làm căn cứ so sánh và theo dõi những diễn biến về môi trường khi nhà máy đi vào vận hành, cho đến nay vẫn chưa được triển khai. Trong khi đó, dự án quan trắc môi trường đã được phê duyệt với số tiền khoảng 30 tỉ đồng. Ngoài trách nhiệm của chủ đầu tư, sự giám sát của các cơ quan nhà nước, để bảo đảm những lời cam kết đã hứa trước Chính phủ và nhân dân, TKV rất cần được hỗ trợ bởi một cơ quan đánh giá và giám sát độc lập trong quá trình thiết kế, thi công, vận hành hồ bùn đỏ và quan trắc môi trường ở các nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ. H.T.N Bùn đỏ có thể gây ung thư Với công suất 600 ngàn tấn alumin/năm, hai nhà máy thải ra khoảng 1, 2 triệu tấn bùn đỏ/năm, tương đương 810.000m3. Lấy tuổi thọ nhà máy tối thiểu là 30 năm thì tổng lượng thải sẽ là 24, 3 triệu m3. Nếu diện tích dành cho hồ bùn đỏ của mỗi nhà máy theo quy hoạch là 100ha, với giả thiết chia thành bốn lô để lần lượt xây dựng bốn hồ chứa bùn đỏ với quy mô 1.000 x 250m, thì mỗi hồ phải tích chứa đến hơn sáu triệu m3, lớn hơn nhiều lần so với hồ của Hungary, nguy cơ rủi ro rất lớn. Nhân Cơ, Gia Nghĩa cũng như Tân Rai, Bảo Lâm ở mức cao địa hình khoảng 600 – 700m so với mực nước biển, đều là đầu nguồn của hệ thống sông Đồng Nai. Trong trường hợp có sự cố, dòng thác bùn đỏ từ Nhân Cơ lập tức theo sông Dăk Nông đổ về sông Đa Dâng, tức sông Đồng Nai, còn từ Tân Rai theo các suối đổ vào sông La Ngà. Cả hai dòng bùn đỏ đều hướng về hồ Trị An, nơi cấp nước cho các nhà máy nước của Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM, hàng triệu người dân hứng chịu nước ô nhiễm, đó là chưa kể thảm hoạ sinh thái trên tuyến Dăk Nông, Lâm Đồng về xuôi. Về ảnh hưởng trực tiếp đối với con người từ thảm họa bùn đỏ tại Hungary, các nhà hoạt động nhóm bảo vệ môi trường Hungarian Friends of the Earth cho rằng: “chẳng ai có thể sống được tại những ngôi làng này trong 10 năm tới, dù đã được dọn dẹp sạch bùn”. Theo các chuyên gia, nồng độ cao chất thạch tín và thuỷ ngân có trong bùn đỏ có thể gây ung thư nếu phát tán trong không khí và vào hệ thống hô hấp của con người. Bộ trưởng Môi trường của Hungary cũng thừa nhận bùn đỏ chứa một số kim loại nặng có khả năng gây ung thư với người tiếp xúc và cảnh báo người dân đeo mặt nạ tránh hít bụi độc. HTN – KIM DUNG

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Tin tiêu điểm

Phỏng vấn TS Mộc Quế tại Thành phố Cao Lãnh

Tiến sỹ Mộc Quế: "Tôi tự tin Thành phố Cao Lãnh sẽ hoạch định được kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế, tìm ra sản phẩm chủ lực và các vùng kinh tế chủ lực" ...

Bộ đếm

  • Phút online: 1.570
  • Tổng lượt truy cập: 24.732.655

Quảng cáo

Liên kết website