Một, cao nhất so với tốc độ tăng của các tháng trong năm nay, tính từ tháng 3 (tháng 3 tăng 0,75%, tháng 4 tăng 0,14%, tháng 5 tăng 0,27%, tháng 6 tăng 0,22%, tháng 7 tăng 0,06%, tháng 8 tăng 0,23%). Phải chăng, chu kỳ tăng giá tiêu dùng cao lên vào cuối năm như nhiều năm trước đã lặp lại.
Hai, so với tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI trong tháng 9 thì tốc độ tăng của tháng 9 năm nay cao nhất trong 16 năm qua (tính từ năm 1995). Như vậy, tốc độ tăng giá tiêu dùng cao trong tháng 9 của năm nay là trái với thông lệ của các năm trước.
Tháng 9 thông thường là tháng khuyến mãi, giảm giá, để thay, chuyển hàng thời vụ, đẩy hàng cũ ra chuẩn bị cho việc tích hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng cao hơn trong dịp cuối năm. Nói cách khác, mùa tăng giá cuối năm trong năm nay đã đến sớm hơn mọi năm. Đây cũng là một cảnh báo cho việc tăng giá cao hơn ở những tháng còn lại của năm nay; đồng thời cũng đe dọa việc thực hiện mục tiêu tăng 7% ban đầu và 8% điều chỉnh.
Ba, sự tăng lên của giá tiêu dùng diễn ra ở hầu hết các nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng (trừ hàng hóa, dịch vụ bưu chính viễn thông không tăng), trong đó có những nhóm hàng hóa, dịch vụ tăng cao hơn tốc độ tăng chung, đã kéo tốc độ tăng chung lên theo. Tăng cao nhất là hàng hóa, dịch vụ giáo dục (tăng 12,02%), một mặt do nhu cầu của mùa tựu trường tăng lên; mặt khác do học phí ở các trường ngoài công lập và các trường cao đẳng, đại học tăng. Giá lương thực tháng 9 tăng 2,32%, chủ yếu do đã bị giảm 5 tháng liền, nên nay đã tăng bù; lại gặp lúc giá thế giới tăng cao, trong khi lượng lương thực trong dân để thu mua xuất khẩu không còn nhiều; cũng vì thế, dù giá lương thực tăng nhưng nông dân sẽ không có lợi. Giá thực phẩm do nhiều tháng trước tăng thấp, nay đã tăng cao hơn (tăng 0,39%). Giá nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,08%, chủ yếu do giá thuê nhà ở, điện nước của học sinh, sinh viên khi bước vào năm học mới, do giá chất đốt tăng, giá vật liệu xây dựng đã tăng cao trở lại.
Bốn, giá tiêu dùng tháng 9 tăng cao không trực tiếp do sự nới lỏng của chính sách tiền tệ, thậm chí chính sách tiền tệ còn có xu hướng thắt chặt hơn, biểu hiện ở lãi suất huy động và lãi suất cho vay còn cao, tốc độ tăng trưởng dư nợ sau 8 tháng còn thấp so với định hướng tăng 25% đề ra cho cả năm, trong đó tốc độ tăng dư nợ tín dụng bằng VND còn thấp hơn nhiều; trong khi đó Thông tư 13 của Ngân hàng Nhà nước được ban hành để bảo đảm an toàn, tránh rủi ro nhưng lại có xu hướng thắt chặt hơn đang được nghiên cứu sửa đổi nhưng chưa rõ mức độ sửa đổi ra sao… Tuy nhiên, dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ tăng rất cao, cán cân thanh toán bị mất cân đối tiếp tục làm cho dự trữ bằng ngoại tệ bị giảm, Ngân hàng Nhà nước đã 2 lần tăng tỷ giá VND/USD lên trên 5%, lãi suất ngoại tệ tăng cộng hưởng với giá nhập khẩu tăng (8 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước, giá xăng dầu tăng 35,6%, giá khí đốt hóa lỏng tăng 38,7%, giá phân bón tăng 0,7%, giá chất dẻo tăng 32,4%, giá cao su tăng 57,4%, giá giấy các loại tăng 27,4%, giá bông tăng 40,2%, giá sợi dệt tăng 27,9%, giá sắt thép tăng 31,6%, giá kim loại thường khác tăng 32,5%…) làm cho chi phí đầu vào bị tăng kép. Giá vàng gần đây liên tiếp lập đỉnh điểm mới và lãi suất huy động vàng tăng trở lại… làm cho kỳ vọng lạm phát trong những tháng cuối năm sẽ cao.
Xem xét tốc độ tăng trong 3 tháng cuối năm trước là 2,31% và nếu 3 tháng cuối năm nay cũng tăng tương tự, thì cả năm 2010 sẽ tăng 8,9% - không hoàn thành mục tiêu điều chỉnh. Đây là điều cảnh báo cần thiết, khi tốc độ tăng trưởng GDP có thể vượt kế hoạch đề ra là tăng 6,5% cho cả năm (ước 9 tháng tăng 6,5% và ước cả năm tăng 6,7%).
Ngọc Minh
Khóa Đào tạo Kỹ năng E - MarKetting do VCCI tổ chức tại Thành Phố Cần Thơ Tháng 7 - 2013
Ý kiến bạn đọc