Năm 2009, Sở KH&CN đã quản lý, chỉ đạo triển khai thực hiện 54 đề tài, dự án, trong đó có 8 đề tài, dự án cấp Bộ và 46 đề tài hợp tác quốc tế, dự án cấp tỉnh. Các đề tài, dự án triển khai đảm bảo tiến độ theo hợp đồng đã ký kết. Đến nay đã nghiệm thu 17 đề tài, dự án thuộc các lĩnh vực: KHXH và y tế, giáo dục, NN& PTNT, tài nguyên môi trường, công nghiệp và dịch vụ. Các đề tài, dự án được đầu tư trọng điểm, tập trung đổi mới nâng cao trình độ công nghệ trong các lĩnh vực sản xuất, thực hiện chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, thành tựu KHCN cho nông nghiệp, nông thôn, chuyển đổi cơ cấu giống, mùa vụ, đưa các giống cây, giống con có năng suất chất lượng và giá trị kinh tế cao, chú trọng phát triển vùng nông thôn và miền núi. Hiện, Sở đã bàn giao kết quả nghiên cứu được 10 đề tài, dự án.
Công tác quản lý Nhà nước được tăng cường trên tất cả các lĩnh vực: khoa học; công nghệ; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; sở hữu trí tuệ và an toàn bức xạ hạt nhân.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, nhìn chung hoạt động KH&CN trên địa bàn vẫn còn những hạn chế, vai trò KH&CN chưa thật sự là nền tảng và động lực phát triển kinh tế-xã hội; Thị trường KH&CN phát triển chậm, cơ sở vật chất, kinh phí và các điều kiện đảm bảo cho công tác nghiên cứu, ứng dụng KH&CN còn nhiều khó khăn; Đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao không nhiều, cơ cấu theo ngành nghề chưa phù hợp; Hệ thống giáo dục đào tạo, cơ chế chính sách chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và lao động kỹ thuật theo yêu cầu của xã hội. Nhất là, đầu tư cho KH&CN còn thấp (đạt 0,7% chi ngân sách, trung bình cả nước trên 2%).
Trong năm 2010 với những sự kiện trọng đại của đất nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng, hoạt động KH&CN sẽ tiếp tục tiếp tục được tăng cường, nâng cao hiệu quả sử dụng trong sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế và hoàn thành những mục tiêu tỉnh đề ra.
Phát biểu tại hội nghị, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thiện biểu dương những thành tựu của hoạt động KH&CN trên địa bàn trong năm qua. Những kết quả đó thực sự phát huy có hiệu quả trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, QPAN và xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Những hạn chế còn tồn tại chính là do xuất phát từ nhận thức về KH&CN chưa cao của cộng đồng, các cấp, các ngành chưa có giải pháp phù hợp để thúc đẩy hoạt động KH&CN trên địa bàn. Bên cạnh đó, môi trường hoạt động của ngành còn nhiều hạn chế và mạng lưới KH&CN đầu tư hiệu quả chưa cao. Thời gian tới, Phó chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu ngành phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan đẩy mạnh hoạt động KHCN trên toàn tỉnh, đặc biệt là tổ chức thực hiện tốt NQ số 08 về nông nghiệp, nông thôn và nông dân; chỉ đạo các trung tâm, đơn vị tiếp tục nhân rộng những mô hình hiệu quả; tích cực hợp tác KH&CN trong và ngoài nước; phát triển KHCN gắn với sử dụng nguồn tài nguyên hợp lý và bảo vệ môi trường. Đồng thời, ngành phải đầu tư bồi dưỡng nhân tài, đặc biệt là nhân lực trẻ, có trình độ cao. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, giáo dục về KH&CN cũng phải được tăng cường, nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân, đưa KH&CN trở thành động lực để phát triển kinh tế.
Nguyễn Oan
Nhân dịp kỷ niệm ngày Doanh Nhân Việt Nam (13/10),ngày thành lập Hội Nông Dân Việt Nam (14/10),ngày thành lập Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam(20/10),nhà báo Đức Thành-thư kí tòa soạn Tạp Chí Doanh Nghiệp-Doanh Nhân và Thương Hiệu của hội khoa học phát triển nguồn nhân lực - nhân tài...
Ý kiến bạn đọc