Việc nâng cao năng lực thương mại cho người dân ở các làng nghề truyền thống là việc làm cần thiết hiện nay.
Năm 2009, được sự tài trợ của tổ chức JICA Nhật bản, Liên hiệp các hội KH&KT Hà Tĩnh đã phối hợp với các đơn vị, địa phương triển khai Dự án “Xây dựng mô hình phát triển làng nghề truyền thống” tại 4 xã ở Đức Thọ, Thạch Hà và thị xã Hồng Lĩnh.
Kết quả điều tra của BQL dự án cho thấy, hiện nay các làng nghề truyền thống ở các địa phương vẫn được duy trì, nhưng số lượng người tham gia ngày càng ít. Số hộ chuyên làm nghề chỉ chiếm 30%, còn lại vừa làm nghề thủ công, vừa làm nông nghiệp. Sản phẩm làm ra chủ yếu bằng phương pháp thủ công, chưa được đầu tư phương tiện kỹ thuật, sản xuất theo kiểu nhỏ lẻ, phân tán. Người thợ làm nghề có kinh nghiệm và kỹ thuật truyền thống, nhưng chưa được tiếp cận với kỹ thuật, công nghệ, thiếu các thông tin về thị trường nên sản phẩm làm ra chất lượng thấp, mẫu mã chưa đẹp, khó tiêu thụ.
Sau khi tổ chức cho các hộ dân đi tham quan học tập kinh nghiệm tìm hiểu thị trường ở các địa phương có làng nghề phát triển, dự án đã tiến hành mở các lớp tập huấn cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm cho các hộ dân tham gia dự án. Qua các đợt tập huấn, các thành viên đã nắm được những vấn đề cơ bản về kỹ thuật, cải tiến mẫu mã mới phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng... Thông qua hội chợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm, nhiều khách hàng ở các địa phương trong cả nước đã biết đến chất lượng sản phẩm của nghề môc Thái Yên, rèn đúc Trung Lương và Đức Thuận; nhiều hợp đồng tiêu thụ sản phẩm lâu dài với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước được ký kết. Các làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh đã tạo lập được mối quan hệ, trao đổi hàng hóa, hợp tác, liên kết sản xuất, mở rộng thị trường với nhiều bạn hàng trong và ngoài nước
Trong quá trình thực hiện dự án, Liên hiệp các hội KH&KT Hà Tĩnh đã tổ chức tập huấn, thực hành sản xuất sản phẩm liên kết cho 40 thành viên của 4 nhóm làng nghề. Các học viên đã được tiếp cận với các mẫu sản phẩm liên kết, biết thiết kế mẫu sản phẩm, nắm được các bước chuẩn bị vật liệu, kỹ thuật gia công, lắp ghép các bộ phận của sản phẩm liên kết. Sản xuất liên kết đã làm thay đổi hình thức khép kín và cục bộ trước đây của các làng nghề, đồng thời tập hợp được sự sáng tạo của nhiều nghệ nhân, làm cho các sản phẩm vừa đảm bảo được nét tinh xảo truyền thống riêng mà vẫn có kiểu dáng, mẫu mã đẹp, hiện đại, tận dụng được tối đa các nguồn nguyên liệu, nhằm tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm như hiện nay.
Thành công bước đầu của dự án “Xây dựng mô hình phát triển làng nghề truyền thống” đã minh chứng cho hướng phát triển bền vững trên cơ sở liên kết giữa các làng nghề để áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, phát huy tính sáng tạo của người lao động theo hướng hàng hóa quy mô lớn.
Trên thế giới mỗi dân tộc có nền văn hóa riêng mang bản sắc riêng, cho nên xây dựng được thể chế phù hợp cho mỗi quốc gia hay mỗi dân tộc là việc không phải dễ.http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/159620/cac-quoc-gia-ngheo-vi-dau-.html
Ý kiến bạn đọc