Hợp tác quản trị nhân tài Kỷ Lục

Y TẾ - SỨC KHỎE

Gửi lên: 26/01/2013 14:28, Người gửi: administrator, Đã xem: 1403
Ngay sau khi Báo SGGP liên tiếp có các bài viết “Rùng mình thuốc kém chất lượng” (ngày 16-10) và “Nguy cơ đông dược thành độc dược” (ngày 18-10) phản ánh tình trạng kém chất lượng của các loại dược liệu, thuốc y học cổ truyền, khai thác tận diệt dược liệu…, nhiều chuyên gia y tế đã lên tiếng đề nghị khẩn thiết bảo tồn và phát triển dược liệu trong nước.
Theo Bộ Y tế, hiện Việt Nam đã thống kê tới gần 3.000 loại cây thuốc nhưng phần lớn có nguy cơ tuyệt chủng, trong khi mỗi năm phải nhập khẩu hàng trăm tấn dược liệu từ các nước, chủ yếu từ Trung Quốc.

 

Thừa tiềm năng...

Sau khi thế giới “hú vía” với dịch cúm A/H5N1 vào những năm 2004-2005, rồi dịch cúm A/H1N1 năm 2009, các nước mới nhận ra rằng hoa hồi là một trong những dược liệu chính để sản xuất ra thuốc Tamiflu điều trị 2 bệnh trên. Và không đâu khác, nguồn dược liệu hoa hồi để tổng hợp sản xuất ra Tamiflu lại tập trung chủ yếu ở các nước châu Á, trong đó có Trung Quốc, Việt Nam.

Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT), cây hồi là cây đặc sản nhóm tinh dầu có giá trị cao, được trồng nhiều ở các tỉnh như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Kạn. Sở Y tế Lạng Sơn cho biết hiện tỉnh có trên 32.000ha hồi, chiếm 70% diện tích hồi cả nước và tinh chất hồi Lạng Sơn có chất lượng tốt nhất nước.

Tuy nhiên, những năm gần đây, rừng hồi bị già cỗi, thu hái bừa bãi nên năng suất, chất lượng không cao. TS Nguyễn Minh Khởi, Viện Dược liệu (Bộ Y tế), cho rằng lâu nay quả hồi được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền, tinh chất làm gia vị nhưng chưa thể phát triển rộng là rất lãng phí, đặc biệt lại là một nguyên liệu dùng bán tổng hợp thuốc điều trị bệnh cúm…

Tương tự, được coi là đặc sản quý hiếm, sâm Ngọc Linh phân bố ở Kon Tum, Quảng Nam có giá trị bồi bổ, làm thuốc chữa bệnh tốt, có tiềm năng để gây trồng. Nhưng đến nay, theo Sở Y tế Kon Tum, việc gây trồng đặc sản này vẫn chủ yếu mang tính tự phát, chưa phát triển được các vùng dược liệu quy mô để trở thành nguồn dược liệu cung ứng cho thị trường làm thuốc chữa bệnh trong nước…

Với hệ sinh thái nhiệt đới, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng từng nhận định Việt Nam có tiềm năng rất lớn về dược liệu như quế, hồi, sa nhân, thảo quả, ba kích, thanh hao hoa vàng… Trong đó nhiều dược liệu có giá trị chữa bệnh rất lớn. Thế nhưng, những năm gần đây hầu hết các loại dược liệu bị khai thác tận diệt. Còn theo Bộ Y tế, hiện Việt Nam đã thống kê được trên 3.000 loài cây trong rừng tự nhiên có thể sử dụng làm thuốc.

Không chỉ một số cây dược liệu chữa được bệnh thông thường mà hiện nay đã được nghiên cứu, phát triển thành những loại thuốc có tác dụng chữa các bệnh nan y như thuốc Kim Tiền Thảo chữa sỏi thận của Công ty cổ phần Dược phẩm OPC (TPHCM), thuốc Crila chiết xuất từ cây Trinh Nữ Hoàng Cung do TS Nguyễn Thị Ngọc Trâm nghiên cứu chữa bệnh u xơ tử cung…  Theo Lương y Nguyễn Đức Nghĩa, một trong những người đã nhiều năm đi tìm cây thuốc ở nhiều vùng miền, phần lớn cây cỏ Việt Nam đều có thể là vị thuốc.

Nhưng lương y Nghĩa băn khoăn đến khi nghiên cứu được công dụng, chiết xuất được tinh dầu làm thuốc thì những cây thuốc quý đã… cạn kiệt. Tại một hội nghị về dược liệu cách nay chưa lâu, TS Cao Minh Quang, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết từ những năm 1990, Tổ chức Y tế thế giới đã giới thiệu 200 loại dược liệu quý tại Việt Nam. Thế nhưng, tỷ lệ sử dụng thuốc từ dược liệu của nước ta chỉ đạt 50%, trong khi Trung Quốc tới 90%. Hiện chỉ rất ít cơ sở có dây chuyền sản xuất thuốc từ dược liệu đạt chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP).

Thiếu bảo tồn, phát triển

Theo Viện Dược liệu Việt Nam, từ một nước xuất khẩu dược liệu vào những thập niên 1960 - 1970, hiện Việt Nam lệ thuộc hoàn toàn nguyên dược liệu nhập khẩu để sản xuất thuốc chữa bệnh tới 85%. Còn Bộ Y tế thống kê, mỗi năm, Việt Nam tiêu thụ khoảng 50.000 tấn dược liệu, trong số đó đa phần nhập trôi nổi từ Trung Quốc, không rõ nguồn gốc.

Trong khi, công tác quy hoạch, nuôi trồng dược liệu còn nhiều hạn chế, một số ít đơn vị trong nước có chủ động nuôi, trồng để tạo nguồn dược liệu phục vụ sản xuất thuốc chữa bệnh nhưng không đáng kể. Chẳng hạn, trước nguy cơ tuyệt diệt của cây thông đỏ ở Lâm Đồng, Công ty cổ phần Y - Dược phẩm Vimedimex (TPHCM) đã đầu tư nghiên cứu ươm trồng, tự túc sản xuất hai loại thuốc trị ung thư từ thông đỏ.

Nguyên nhân do hàm lượng tinh dầu thông đỏ ở nước ta cao gấp nhiều lần so với các nước và sau khi tổng hợp có giá thành rẻ hơn nhập khẩu nhiều lần. Vimedimex đã xây dựng được vùng trồng nguyên liệu là cây dừa cạn, kim ngân, nhân trần tía, hoài nhơn, đẳng sâm và đặc biệt là cây hoa hòe ở Đắc Lắc, sản xuất hoạt chất rutin đạt tiêu chuẩn có khả năng cạnh tranh với rutin nhập khẩu từ Trung Quốc. Hay như đã sản xuất cao khô dược liệu khoảng 100 tấn/năm cung cấp cho các doanh nghiệp dược trong nước, đặc biệt atisô có hàm lượng cynarin cao gấp 3 lần tiêu chuẩn của nhà sản xuất Rosepharma (Pháp)…

Công ty cổ phần Nam Dược đầu tư trồng cây thìa canh - dùng để sản xuất ra thuốc diabetna trị bệnh tiểu đường- tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Việc đưa cây thìa canh vào trồng có quy mô không chỉ giúp cung ứng thêm nguồn dược liệu, hạn chế nhập khẩu, mà còn mang lại giá trị kinh tế xóa đói giảm nghèo đối với người dân…

Khẳng định quan điểm bảo tồn dược liệu, phát triển các vùng trồng dược liệu và sản xuất thuốc từ dược liệu là mũi nhọn của ngành dược Việt Nam, nhưng GS-TS Lã Đình Mỡi (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Khoa học-Công nghệ Việt Nam) cho rằng việc quy hoạch phát triển, nghiên cứu chiết xuất tinh chất phục vụ các sản phẩm chữa bệnh chưa được quan tâm đáng kể. “Muốn sản xuất thuốc với giá rẻ nhưng tìm dược liệu trong nước… đỏ cả mắt.

Vậy làm gì để phát triển dược liệu phục vụ nhu cầu sản xuất thuốc trong nước, hạn chế nhập khẩu và tiến tới xuất khẩu? Điều này đòi hỏi một loạt vấn đề đặt ra là quy hoạch các vùng trồng dược liệu quý; có chính sách khuyến khích nông dân nuôi trồng dược liệu; tạo ra thị trường tiêu thụ dược liệu tốt; nghiên cứu và phát triển các loại thuốc từ dược liệu…”, GS Lã Đình Mỡi nhìn nhận.

Tường Lâm

Tải về

Từ site Hội Đồng Phát Triển Kỷ Lục:
( Dung lượng: 246.20 KB )

  • Phiên bản: N/A
  • Tác giả: N/A
  • Website hỗ trợ: N/A
  • Cập nhật: 26/01/2013 14:28
  • Thông tin bản quyền: N/A
  • Đã tải về:
    0
  • Đã thảo luận: 0
Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?

Hãy click vào hình sao để đánh giá File
 

Tin tiêu điểm

Báo Bình Dương - Hội Nông dân tỉnh: Mở lớp đào tạo ”Nông dân thành doanh nhân”

Nằm trong chuỗi hoạt động hỗ trợ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, làm giàu, góp phần xây dựng thành công nông thôn mới ở Bình Dương, ngày 20-9, Báo Bình Dương kết hợp Hội Nông dân tỉnh tổ chức Lớp đào tạo "Nông dân thành doanh nhân" cho 20 chủ trang trại trồng trọt, chăn nuôi và cán bộ hội của 4...

Bộ đếm

  • Phút online: 1.507
  • Tổng lượt truy cập: 24.596.900

Quảng cáo

Liên kết website