Trong số 144 nền kinh tế được xếp hạng, Thụy Sĩ tiếp tục giữ vững ngôi đầu bảng và Singapore tiếp tục phong độ ổn định với vị trí số 2. Nhìn chung, danh sách “top 10” không quá xáo trộn khi các nền kinh tế dẫn đầu chẳng thay đổi quá lớn về xếp hạng cạnh tranh. Tuy nhiên, nhóm 5 nền kinh tế mới nổi BRICS (gồm: Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) lại khá khác nhau về kết quả xếp hạng. Trong đó, Trung Quốc xếp cao nhất ở vị trí thứ 29, tiếp theo là Brazil xếp thứ 48, Nam Phi được xếp hạng 52, Ấn Độ là 59 và Nga cuối bảng trong nhóm BRICS với vị trí 67.
Ngoài ra, các nước tại khu vực phía nam châu Âu, đang ngụp lặn trong khủng hoảng, cũng không thể hiện được khả năng cạnh tranh mạnh mẽ, ví dụ như: Tây Ban Nha (36), Ý (42), Bồ Đào Nha (49), Hy Lạp (96).
Quay trở lại với Việt Nam, vị thứ 75 là kết quả của việc bị đánh giá thấp ở hầu hết trong 12 tiêu chí cơ bản mà WEF đề ra. WEF xếp hạng dựa trên việc đánh giá 3 bộ tiêu chí như sau: Nhóm điều kiện cơ bản, Nhóm chỉ số nâng cao hiệu quả và Nhóm tiêu chí thúc đẩy sự đổi mới. Xét riêng từng nhóm chỉ số trên, Việt Nam lần lượt xếp hạng là: 91 (Nhóm điều kiện cơ bản), 71 (Nhóm chỉ số nâng cao hiệu quả) và 90 (Nhóm tiêu chí thúc đẩy sự đổi mới).
10 nền kinh tế dẫn đầu
Quốc gia | Xếp hạng năm 2012 | Xếp hạng năm 2011
|
Thụy Sĩ | 1 | 1 |
Singapore | 2 | 2 |
Phần Lan | 3 | 4 |
Thụy Điển | 4 | 3 |
Hà Lan | 5 | 7 |
Đức | 6 | 6 |
Mỹ | 7 | 5 |
Anh | 8 | 10 |
Hồng Kông | 9 | 11 |
Nhật Bản | 10 | 9 |
Ngô Minh Trí
Nhà nghiên cứu Mộc Quế (ảnh) là chuyên gia tư vấn doanh nghiệp, gần đây ông chuyển sang nghiên cứu và giảng dạy về văn hóa cơ sở, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa gia đình. Nhân Ngày Gia đình Việt Nam (28-6), chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông xoay quanh mối quan hệ giữa văn hóa gia đình và doanh...
Thảo luận